chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LỚP Đ5-ĐTVT-ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpLuyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Cooltext499268854
Latest topics
» Bán Chung Cư BMM Xa La 62m,63m,74m,76m Chiết Khấu Cao (0938.83.8686)
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:01 pm by linhbds

» Bán Chung Cư Golden Palace Mễ Trì Thấp Hơn 2 Giá (0972.493.943)
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:00 pm by linhbds

» BỘ GIÁO TRÌNH "NEW CUTTING EDGE" GỒM CD+BOOK+CD-ROM CỰC QUÝ
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeThu Apr 26, 2012 4:42 pm by raincow

» Trắc Nghiệm Tình Yêu
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 9:37 pm by mrxemboi

» Độc quyền bán chung cư N04. Bán giá gốc không chênh
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeWed Nov 30, 2011 8:59 pm by hathubds

» HÃY GÓP Ý VỚI CHÚNG TÔI
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 10:41 pm by nguyenquocquan

» Bán chung cư Golden Palace Mễ Trì. Giá gốc + tặng ôtô Kia. Phân phối độc quyền.
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 12:46 pm by hathubds

» hè sang! bạn tôi ơi có nhớ?!??
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeFri Nov 18, 2011 10:32 am by thanhluanvt1

» hướng dẫn unlock điện thoại beeline bằng TAY
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeTue Oct 25, 2011 4:29 pm by Admin

»  từ điển tiếng Anh Lạc Việt MTD9 EVA 2009 mới nhất full+crack
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeMon Oct 24, 2011 7:32 pm by Admin

» Hỏi lớp học tiếng Trung
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeThu Oct 20, 2011 5:27 pm by china0693

» Học làm doanh nhân
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeThu Oct 13, 2011 9:55 pm by BigT

» Phụ nữ để mất trinh là mang tội... bất nghĩa, bất trung, bất hiếu!?
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeSun Oct 09, 2011 3:10 pm by Admin

» Bạn thích con gái mặc đồ gì?
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeTue Oct 04, 2011 6:49 pm by chémgióbang

» diem tieng anh
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeMon Aug 22, 2011 7:30 am by BinhLee

từ điển đa ngôn ngữ
Từ điển online




MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

LỜI HAY Ý ĐẸP

 "Better learn your friend than your teacher!"

-Học thầy không tầy học bạn!-

-Sưu tầm-

Danh ng�n tiếng Anh




Share | 
 

 Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
siêu cup
siêu cup
Admin

Tổng số bài gửi : 646
điểm : 25898
danh vọng : 6
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : phú thọ

Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Empty
Bài gửiTiêu đề: Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự    Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Icon_minitimeFri Feb 11, 2011 4:34 pm

[You must be registered and logged in to see this link.]


Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  30_1 Huyền thoại Thiếu Lâm Tự: Từ Đạt Ma đến 72 tuyệt kỹ
Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu
thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như
là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên




Luyện công gian khổ, Thiếu Lâm
tự,Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự,tuyệt kỹ Thiếu Lâm tự,bí mật
Thiếu Lâm tự,kungfu Thiếu Lâm tự,Thiếu Lâm,kungfu Thiếu Lâm,tuyệt kỹ
Thiếu Lâm tự




Trên
thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học
Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng
là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem
ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong
truyền thống võ học của mình.



Cùng
với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết, phim ảnh
võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càng nhuốm màu sắc
huyền bí và kì ảo.

Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn
lại đến hôm nay của võ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều
truyền tụng không phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một
lần tự hỏi: Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này
vẫn tồn tại một không gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước?
Và phải chăng những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong Tàng Kinh các
một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió, như
chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọng đăng tải
loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thế giới
này...




KÌ 1: TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁI SƠN BẮC ĐẨU




Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh Thiếu Lâm. Tuy
nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long, cái
nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là Thiếu Lâm Tung Sơn, thuộc
tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km về
phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừng trên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc
dãy Tung Sơn, nên được gọi là “Thiếu Lâm”.



Tung
Sơn thắng địa








Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  200806161049372645
Dãy núi Tung Sơn.


Dãy
núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh
tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông
Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong
cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng
thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có,
tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng
cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000
trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại.


Gần
Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong
suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống
mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công"
cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này.



Theo
sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người
tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây
phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao
tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc
Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên
trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm
để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền
đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự.

Minh Đế
sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây
nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh
(Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả
võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.



Thời
Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu
tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương
cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa
chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà
thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra.




Năm
Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn
Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung
Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác
nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển
gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về
dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.




Truyền thuyết Đạt Ma





Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  180px-BodhidharmaandHuike-SesshuToyo

Đạt Ma diện bích (bích họa trên tường Thiếu Lâm tự)
Theo
ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa
nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng năm
Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyết giảng cho nhà sư Bạt
Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật
pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với tên tuổi của Đạt Ma sư
tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là tổ khai sơn của Thiền tông
Trung Hoa.



Theo
truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc,
vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Lương Vũ Đế chuộng đạo, mời Đạt
Ma đến hội kiến, nhưng không cùng chí hướng; Đạt Ma bứt một cọng lau
ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang vân du lên miền
Giang Bắc.



Năm
Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Bồ Đề Đạt Ma đến Thiếu Lâm. Có
nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang nghe danh đến xin bái yết. Đạt Ma
vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản,
nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách,
chịu những điều người thường không chịu được”.

giữa
đêm tháng chạp tuyết lớn đầy trời, Thần Quang đứng chờ bất động bên
ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối. Đạt Ma lúc ấy mới hỏi:
“Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói:
“Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời
kích động, không thể lâu dài, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh
tay trái, đặt trước mặt thầy. Đạt Ma bấy giờ mới nhận làm đệ tử, đổi
pháp danh là Huệ Khả. Trong chùa Thiếu Lâm hiện nay còn Lập tuyết đình, xây dựng dưới thời Đường, nhằm ghi lại sự tích Huệ Khả chặt tay cầu đạo.



Tương
truyền, trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu
đuối, không chịu nổi khí lạnh của núi rừng và thường hay ngủ gật trong
lúc nghe thuyết giảng, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể và khắc
chế ngoại cảnh cho người học đạo. Kết quả sau 9 năm diện bích tham
thiền (ngồi thiền quay mặt vào tường) trong động Trấn Vũ trên núi Thiếu
Thất, ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công.

Có thuyết còn nói rằng, hai bộ Cửu dương chân kinhCửu âm chân kinh
cũng do Đạt Ma sáng tạo ra. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhận
định, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay
không của Ấn Độ để tạo nên các bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe
phục vụ cho việc tu hành.



Theo truyền thuyết đạo Phật, sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian ở Trung Quốc đã dùng 4 quyển Lăng già kinh để dạy đệ tử, sau truyền lại cho Huệ Khả, từ đây, Thiền Tông Trung Quốc có thế hệ truyền pháp đầu tiên.



Sau
khi Bồ Đề Đạt Ma viên tịch (536), các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập
luyện những phương thức ngài truyền lại. Thiếu Lâm phái qua nhiều đời
đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ và dần
trở thành Bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa. Việc hệ thống hóa võ thuật
Thiếu Lâm được cho là bắt đầu từ những võ quan về hưu tu hành tại
chùa.



Năm
Kiến Đức thứ 3 đời Bắc Chu, Vũ Đế cấm Phật, chùa bị phá. Những năm Đại
Tượng được xây dựng lại, đổi tên thành chùa Bộ Cô, mời 120 người gồm
Huệ Viễn, Hồng Tuần… đến tu hành, gọi là “Bồ tát tăng”. Đời Tùy Phật
giáo hưng thịnh, sắc cho lấy lại tên Thiếu Lâm Tự, ban cấp đất đai,
thành ngôi chùa lớn bậc nhất ở phương Bắc.




13 võ tăng đời Đường

Đến
đời Đường (618 - 907), Lục tổ Huệ Năng đề ra chủ trương đốn ngộ, cho
rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước
chặt củi, đều là diệu đạo”. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh
hoạt thường ngày của tăng nhân. Tương truyền, đệ tử Huệ Quang khi mới
12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công
phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu
Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước,
quét sân, bổ củi… Công phu cao nhất thực ra lại có nguồn gốc hết sức
bình dị.





Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Tl82

Lý Liên Kiệt trong bản Thiếu Lâm Tự 1982.
Đầu đời
Đường, Thiếu Lâm đã có một đội ngũ tăng lữ dũng mãnh, thiện chiến.
Khoảng năm Vũ Đức, 13 tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia trợ chiến giải
vây trong cuộc chiến thảo phạt Vương Thế Sung của Tần vương Lý Thế Dân,
lập công trạng lớn.

Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhiều
đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và
Đàm Tông. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa
thượng Đàm Tông làm Đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa
thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng binh, lại cho phép đại khai
sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lệ đó.

Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn,
học trò của Đàm Tông.

Cao
Tông và Võ Tắc Thiên cũng thường đến viếng chùa, phong thưởng rất hậu.
Được sự ủng hộ to lớn của triều đình, Thiếu Lâm nhanh chóng phát triển
thành Đại phật tự danh trấn thiên hạ. Sau này các vị võ quan của triều
đại nhà Đường khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ
thuật, tạo nên một không khí giao lưu võ học trở thành truyền thống
của nhà chùa cho đến các đời sau.



Nhưng
cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi
trọng và phát triển đúng tầm cỡ, vì lúc đó các phương pháp sử dụng
binh khí vẫn còn thịnh hành, và vũ khí phòng thân của các vị tăng nhân
trong chùa chíh là cây côn, mà chủ yếu là trường côn. Chùa Thiếu Lâm lúc
đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, cấm các tăng nhân sử dụng vũ khí bằng
kim loại sắc nhọn có thể gây sát thương. Chính vì vậy, dễ lí giải vì
sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và
tinh diệu. Các loại binh khí khác
(thập bát ban binh khí võ nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.



Khoảng
năm Hội Xương, Vũ Tông cấm Phật, chùa bị phá đến phân nửa, suy dần
trong những năm cuối đời Đường và được khôi phục dưới đời Tống.




Tống Thái Tổ và truyền thuyết Hồng quyền



Lịch
sử chép rằng, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lúc thiếu thời đã từng lên
Thiếu Lâm học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật
trong chùa Thiếu Lâm,
sáng tạo ra Tam thập lục thế trường quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.




Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  20061121213150
Thiếu Lâm Thái tổ hồng quyền.

thường
sử dụng côn pháp khi lâm trận, nghệ thuật côn pháp của ông điêu luyện
và hiệu quả không kém các đại tướng của ông với các loại binh khí khác.


Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Triệu Khuông Dẫn













Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà Thiếu Lâm Tự cũng công nhận: bài Thái Tổ Trường Quyền không phải do Triệu Khuông Dẫn tự soạn ra, mà do ông nằm mơ được tiên nhân dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền,
rồi tỉnh dậy theo đó soạn lại. Tuy nhiên, những yếu tố nhuốm màu
truyền thuyết này không ngăn cản Hồng quyền trở thành cơ sở để hình
dung diện mạo võ công Thiếu Lâm đời Tống.



Thời
kì này, võ công Thiếu Lâm lại tiếp tục được nâng cao, tăng nhân trong
chùa có đến hơn 2000 người. Các nhà sư bắt đầu tổng hợp những phương
pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể thức đang được lưu
truyền trong dân gian lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời
trong thời kỳ này là Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp QuyềnKhán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư.




Thiếu Lâm đại hội và 72 tuyệt kĩ



Năm
Hoàng Khánh thứ nhất (1312), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mệnh cho hòa
thượng Phúc Dụ trụ trì chùa Thiếu Lâm, phong cho làm Tấn Quốc Công,
thống lĩnh các chùa quán ở Tung Sơn. Từ đó các cao tăng trong ngoài
Trung nguyên tụ hội về đây, thi triển võ công, đàm đạo Phật pháp, tăng
chúng thường trên dưới 2000 người.





Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  2_2
Tỉ thí võ nghệ (Bích họa trên tường Thiếu Lâm tự)
Tuy
nhiên, sự súc tích của các pho sách tổ sư để lại đã khiến tăng chúng
không đạt được sự thống nhất trong cách hiểu, từ đó nảy sinh nhiều võ
công mới lạ, có lúc rời xa những nguyên lý căn bản. Từ cuối đời Tống,
Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy,
người người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm chính tông.
Hiện tượng này chắc chắn không đưa võ công Thiếu Lâm đến đỉnh thịnh, mà
dẫn đến tạp nhiễm và suy thoái. Đó không phải điều các trưởng tràng
Thiếu Lâm trông đợi.



Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông nhà Nguyên, để chỉnh lý nội bộ Thiếu Lâm
phái đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu
Lâm được mở tại Tàng Kinh Các. Đại hội triệu tập 700 trưởng tràng các
chi nhánh, các tân môn, cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu
Lâm ra xuất chánh, chủ trì đ
ại
hội là thiền sư phương trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão
tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm trong núi sâu.

Nguyên Nhiên,
bấy giờ là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, đưa ra ý kiến khởi đầu
các môn đồ phải tập những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của
từng người thì luyện tập các môn mình thấy phù hợp. Ý kiến được các sư
trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.



Sau
khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu
luyện võ công, gồm khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội
công, ngoại công… được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ
phát triển trên nền tảng võ học Thiếu Lâm phái, Đại hội đã tiến hành
sắp xếp, phân loại, và tổng hợp thành Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công -
72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự, bao quát toàn diện những hệ thống võ
công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái,
và dù sau này có một thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó
và tuyên bố rằng đó là một hệ thống chưa từng có, thì cũng vẫn có thể
xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định.



Cuối
đời Nguyên, thiên hạ đại loạn, quân Khăn đỏ kéo đến Thiếu Lâm, tăng
chúng tản đi khắp nơi. Như mỗi lần Trung nguyên rơi vào vòng binh hỏa,
kungfu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công, và đó cũng là tiền đề
cho thời kì cực thịnh của võ công Thiếu Lâm dưới đời Minh.





========

Những
năm 1960, ở Sài Gòn lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán,
giữa lúc bên Trung Quốc còn đang tìm nguồn gốc Thập bát La Hán
quyền...


[You must be registered and logged in to see this link.]Không
dễ dàng gì mà trong thế “muôn nhà đua tiếng” của các võ phái Trung
Nguyên tời xưa, Thiếu Lâm lại giữ được vị thế Thái Sơn Bắc đẩu. Đó là
một hệ thống phong phú, hợp nhất tinh túy của võ học Trung Quốc trong lịch sử.

Theo
các bộ quyền phả còn lưu giữ được, Thiếu Lâm kungfu gồm tất cả 708 bộ,
trong đó những kungfu liên quan đến chưởng thuật và vũ khí chiếm 552
bộ, còn lại là các công pháp: 72 tuyệt kỹ, cầm nã pháp, cách đấu pháp,
tá cốt, điểm huyệt, khí công… hiện tồn hơn 200 bộ.




Yếu chỉ công phu Thiếu Lâm là thiền - võ hợp nhất. Hòa thượng Thích Diên Võ, truyền nhân chính tông của Thiếu Lâm võ phái hiện nay chia sẻ: “Qua quá trình tích lũy hơn ngàn năm, yếu tố “võ” và “thiền” trong công phu Thiếu Lâm đã kết hợp nhuần nhuyễn, phần võ được dung hòa vào tham thiền. Đây là điểm khác biệt giữa công phu Thiếu Lâm và võ thuật của các phái hệ khác".



Điều
đó hẳn nhiên lí giải vì sao những công phu thượng thừa của Thiếu Lâm
gắn với các truyền thuyết Phật giáo, đặc biệt là những tuyệt kĩ gắn với
tên tuổi đã trở nên lừng danh: Thập bát La Hán.






[You must be registered and logged in to see this link.]
Thiếu Lâm Đạt Ma viện La Hán Thích Diên Võ.


Thập bát La Hán: Từ truyền thuyết nhà Phật đến Đạt Ma viện

Thập
bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về
Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ
chỉ có 16 người, là những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của
Phật Thích Ca. Đến cuối đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ
đó mà thành 18 vị.

Sự ra đời danh xưng Thập bát La Hán gắn với
nhiều huyền thoại và tranh luận, nhưng một cách đơn giản nhất, nó trùng
hợp với văn hóa tâm linh Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung,
coi 18 - bội số của 9, là con số đẹp và linh thiêng.




Đó
là trong truyền thuyết nhà Phật. Còn ở Thiếu Lâm tự, Thập bát La Hán
là 18 đệ nhất cao thủ của Đạt Ma viện, được đứng vào hàng ngũ này là sự
thừa nhận cao nhất đối với công phu môn phái. Phan Quốc Tĩnh, tức
Thích Diên Võ đại sư nhắc đến ở trên, chính là một trong Thập bát La
Hán của Thiếu Lâm Đạt Ma viện, và là nhân vật đại biểu cho Thiếu Lâm
kungfu ở Trung Quốc cũng như truyền bá ra thế giới hiện nay.

Hình ảnh vị La Hán hiện đại này thậm chí còn quen thuộc với báo giới hơn cả đương kim phương trượng Thích Vĩnh Tín của Thiếu Lâm tự.




Xét
trên phương diện võ học, Thập bát La Hán ghi dấu ấn ở 2 cấp độ: kungfu
cá nhân (Thập bát La Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công) và trận
pháp (Thập bát La Hán trận).




Thập bát La Hán thủ và La Hán quyền



Như
đã giới thiệu ở kỳ trước, đời Lương, Đạt Ma sư tổ hành cước phương
Nam, trú lại Thiếu Lâm tự, thấy tăng chúng yếu mệt rệu rã, Ngài phán:
“Phật pháp tuy ở ngoài thân xác, nhưng muốn đạt được chân tu, trước hết
thân xác phải khỏe mạnh, sau đó linh hồn mới dễ ngộ đạo". Ngài bèn dạy
cho chúng đệ tử các thuật luyện công, trong đó có 18 phép luyện tập
cường gân tráng cốt, gọi là Thập bát La Hán thủ - thủ pháp khai tông mà
Đạt Ma truyền lại.

Đến khi Đạt Ma viên tịch, tăng đồ xiêu tán,
sự truyền thừa cũng chẳng còn trọn vẹn, những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy
tủy kinh đều nhuốm màu truyền thuyết, nhưng Thập bát La Hán thủ thì
vẫn còn là bài tập nội môn của đệ tử Thiếu Lâm.









Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Bc3a741217175c2f5baf53e3
Thập bát La Hán thủ mô phỏng thư thế 18 vị La Hán.


Nói
một cách đơn giản, Thập bát La Hán thủ là 18 thế tập, đúng hơn là 18
bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đáp lại những lời chê
công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, người luyện võ thượng
thừa đều hiểu rằng, tinh hoa nhiều khi không nằm trong câu chữ cầu kỳ
phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.




Tuy
nhiên, Thập bát La Hán thủ có phải là nguồn gốc Thập bát La Hán quyền,
và có phải là bài La Hán quyền mà chúng ta từng nghe biết đến hiện nay
hay không?






Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  27_1
La Hán quyền - bích họa trên tường Thiếu Lâm tự.


Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.

Truyền
thuyết có nhắc về một nhân vật là Giác Viễn thượng nhân, một thiền sư
của Thiếu Lâm Tung Sơn, người đã dựa trên nền tảng Thập bát La Hán thủ
để tạo ra Thất thập nhị huyền môn (72 kungfu bí truyền) làm nền tảng
cho Thiếu Lâm quyền sau này, sau đó truyền lại cho Bạch Ngọc Phong.
Bạch Ngọc Phong đã kết hợp với Ngũ cầm hí và Bát đoạn cẩm khai triển
thành Ngũ hình quyền. Tuy nhiên, lai lịch của 2 nhân vật này còn nhiều
bí ẩn.

Có tài liệu chép rằng Giác Viễn sống vào đầu đời Minh,
tức là thời kỳ huy hoàng của Thiếu Lâm kungfu, nhưng cũng có tài liệu
cho rằng ông là người đời Tống – thời kỳ phát triển rực rỡ của quyền
thuật Thiếu Lâm, với sự ra đời của Thiếu Lâm Thái Tổ Trường quyền.






Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  10_2
Thiếu Lâm Đại La Hán quyền



Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  11_2
Thiếu Lâm Tiểu La Hán quyền



Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  23_1
"Thiếu Lâm Tự quyền phả" do chính đương kim trụ trì của Thiếu Lâm tự, Thích Vĩnh Tín chủ biên.

Hiện
nay, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ
thống La Hán quyền, nhưng không có bài quyền mang tên Thập bát La Hán.
Trong khi đó, những năm 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, Việt Nam lại
lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Đó là bài quyền do Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh nước ta sáng tạo ra, và chưa nạp vào danh sách của Thiếu Lâm Trung Quốc.





Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  24-horz
Võ sư Đoàn Tâm Ảnh và cuốn sách Thập bát La Hán quyền



Thập bát La Hán công



Thập bát La Hán công là một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm,
nâng được ngàn cân, phá tan gạch đá. Bí quyết của tuyệt kỹ này nằm ở
“khí”, tức nội công, nhân tố hết sức cơ bản và có vẻ đơn giản, nhưng lại
là nền tảng của võ công, và là niềm kiêu hãnh của các danh môn chính
phái.






Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  1_7


Cho đến nay, các bài luyện nội công vẫn là phần cơ bản được chú trọng nhất ở Thiếu Lâm. Khi luyện tập phải chuẩn bị một dây lưng, thắt vừa luồn được 3 ngón tay, không chặt hơn, cũng không được lỏng hơn.

Luyện
công về lý thuyết chỉ gồm 3 kỹ năng cơ bản: đỉnh khí, phôn khí và thôn
khí. Kỹ năng thứ nhất, đỉnh khí, hít sâu, rồi dùng lực toàn thân đẩy
khí lên huyệt bách hội trên đỉnh đầu. Kỹ năng thứ 2, phôn khí, hít sâu,
rồi đẩy khí từ bụng thoát ra ngoài qua đường mũi. Thực hiện bước này,
cơ bắp toàn thân đều vận động, khí huyết ngập tràn cơ thể, thần lực
ngưng kết. Kỹ năng thứ 3, thôn khí, nuốt khí từng ngụm như cách nuốt
thức ăn, khí hạ đan điền, nén chùng khí huyết, vận khí bằng ý niệm, chứ
không dùng lực. Trong 3 chiêu, chiêu thứ 3 không những ngược với 2
chiêu trước, mà còn đòi hỏi sự tập trung tinh lực cao độ nhất.




Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  29_1




[You must be registered and logged in to see this link.]
Thiết đầu công



Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  30_1
Mình đồng da sắt, đao thương bất nhập





Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  18_1
Tĩnh tọa tham thiền trên... một chân



[You must be registered and logged in to see this link.]

Thậm chí trên...
dây treo cổ! Để đạt được trình độ này, đòi hỏi người tập làm chủ hoàn
toàn được khí huyết lưu thông trong cơ thể




Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  21_1
Đi trên tường như trên đất bằng.






















































Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Untitled-1
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin03

Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin04
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin05
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin06
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin07
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin08
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin09
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin10
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin11

Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin12

Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin14
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin13
Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự  Shaolin15


3 kỹ năng nghe tưởng rất đơn giản, nhưng để hoàn thành những bài tập này, đệ tử Thiếu Lâm
thường mất không dưới vài năm! Cũng không đơn giản là đứng một chỗ tập
hít thở, các kỹ năng này đều được vận dụng trong những bài tập thực tế
rất nặng, thậm chí nguy hiểm, đặc biệt trong Thất thập nhị huyền công.
Những kungfu thiết đầu công, thiết tí công, thiên cân trụy… với mãnh
lực và sức bền đáng kinh ngạc mà chúng ta còn được thấy qua các màn
biểu diễn tại Thiếu Lâm Tung Sơn đều là kết quả của một nền tảng nội
công thâm hậu.
Về Đầu Trang Go down
http://d5dtvt.tk
 

Luyện công gian khổ trên Thiếu Lâm tự

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU :: GIẢI TRÍ :: cuộc sống 360 độ :: CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY-
Chuyển đến 
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
0912482537 Y!M: o912482537