chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LỚP Đ5-ĐTVT-ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpMacromedia Flash 8.0  Cooltext499268854
Latest topics
» Bán Chung Cư BMM Xa La 62m,63m,74m,76m Chiết Khấu Cao (0938.83.8686)
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:01 pm by linhbds

» Bán Chung Cư Golden Palace Mễ Trì Thấp Hơn 2 Giá (0972.493.943)
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:00 pm by linhbds

» BỘ GIÁO TRÌNH "NEW CUTTING EDGE" GỒM CD+BOOK+CD-ROM CỰC QUÝ
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeThu Apr 26, 2012 4:42 pm by raincow

» Trắc Nghiệm Tình Yêu
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 9:37 pm by mrxemboi

» Độc quyền bán chung cư N04. Bán giá gốc không chênh
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeWed Nov 30, 2011 8:59 pm by hathubds

» HÃY GÓP Ý VỚI CHÚNG TÔI
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 10:41 pm by nguyenquocquan

» Bán chung cư Golden Palace Mễ Trì. Giá gốc + tặng ôtô Kia. Phân phối độc quyền.
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 12:46 pm by hathubds

» hè sang! bạn tôi ơi có nhớ?!??
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeFri Nov 18, 2011 10:32 am by thanhluanvt1

» hướng dẫn unlock điện thoại beeline bằng TAY
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeTue Oct 25, 2011 4:29 pm by Admin

»  từ điển tiếng Anh Lạc Việt MTD9 EVA 2009 mới nhất full+crack
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeMon Oct 24, 2011 7:32 pm by Admin

» Hỏi lớp học tiếng Trung
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeThu Oct 20, 2011 5:27 pm by china0693

» Học làm doanh nhân
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeThu Oct 13, 2011 9:55 pm by BigT

» Phụ nữ để mất trinh là mang tội... bất nghĩa, bất trung, bất hiếu!?
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeSun Oct 09, 2011 3:10 pm by Admin

» Bạn thích con gái mặc đồ gì?
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeTue Oct 04, 2011 6:49 pm by chémgióbang

» diem tieng anh
Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeMon Aug 22, 2011 7:30 am by BinhLee

từ điển đa ngôn ngữ
Từ điển online




MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

LỜI HAY Ý ĐẸP

 "Better learn your friend than your teacher!"

-Học thầy không tầy học bạn!-

-Sưu tầm-

Danh ng�n tiếng Anh




Share | 
 

 Macromedia Flash 8.0

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
siêu cup
siêu cup
Admin

Tổng số bài gửi : 646
điểm : 25898
danh vọng : 6
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : phú thọ

Macromedia Flash 8.0  Empty
Bài gửiTiêu đề: Macromedia Flash 8.0    Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeFri Jan 14, 2011 4:53 pm

Macromedia Flash 8.0

Macromedia Flash 8 gives designers a platform to create cartoons,
videos, and games that make Web sites dance and sing, and it does so
with ease. This Flash upgrade facilitates an evolution in the animated
Web experience, and it's a must-have for serious site developers. Flash
authors should warm to the numerous work-flow and design-tool
improvements, including new runtime blend modes, filters and effects,
support for alpha-channel video, and a rebuilt video codec to shrink
file size and playback time. Hobbyists wanting to put Flash content on
their personal Web pages should opt for Flash Basic, although it lacks
the more alluring new features offered by the more expensive Flash
Professional 8. You can also buy Flash Professional 8 packaged with the
Macromedia Studio 8 suite for about a thousand dollars or upgrade for
less from a previous version of Studio.

Download 2 Part :
[You must be registered and logged in to see this link.]
HOẶC Download:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Cập nhật link download: [You must be registered and logged in to see this link.]
Key: WPD800-56434-03732-99948

Miror link download Macromedia Flash Professional 8:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Link trực tiếp đó donwload 15 p song
[You must be registered and logged in to see this link.]


Serial :
WPD800-58634-40232-70994
WPD800-56434-03732-99948
********
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT:
Macromedia Flash 8.0  Images_01
BƯỚC: 1.
Đầu tiên thầy cô hãy tải chương trình cài đặt từ địa chỉ sau:
[You must be registered and logged in to see this link.]
BƯỚC:2.
Khởi động chương trình vừa tải về và để cho chương trình tự động chạy một lát cho tới khi dừng lại như hình dưới. Bấm Next để sang bước 3:
Macromedia Flash 8.0  Cd1_500
BƯỚC: 3.
Bấm chọn "I accept the terms in the license agreement" và bấm Next để sang bước 4.
Macromedia Flash 8.0  Cd2_500_01
BƯỚC: 4.
-Mặc định chương trình sẽ được cài vào "C:\Program files\Macromedia\Flash 8". Bấm nút "Change..." nếu cần cài đặt chương trình sang chỗ khác.
-Đánh dấu chọn "Create Shortcut on Desktop" để đặt biểu tượng của chương trình trên desktop sau khi cài xong.
-Bấm Next để sang bước 5.
Macromedia Flash 8.0  Cd3_500
BƯỚC: 5.
Tại bước này có thể chọn hoặc bỏ chọn việc có cài thêm Flash Player hay không, nếu trước đó trên máy chưa được cài đặt Flash player thì không nên bỏ chọn.

Ngược lại, nếu trước đó trên máy đã cài Flash Player, và
phiên bản Flash Player trong máy đang mới hơn version 8 này thì nên bỏ
chọn, không cài lại Flash Player nữa.


Tiếp tục bấm Next để sang bước 6.
Macromedia Flash 8.0  Cd4_500
BƯỚC: 6.
Bấm nút Install để tiến hành cài đặt. Giao diện chương trình sẽ chuyển qua như thấy ở bước 7.
BƯỚC: 7.
Chờ cho chương trình cài đặt xong các file cần thiết.
Macromedia Flash 8.0  Cd6_500
BƯỚC: 8.
Sau khi hoàn tất, chương trình sẽ hiện lên bảng thông báo như sau:
Macromedia Flash 8.0  Cd7_500

Nếu chương trình yêu cầu nhập mật khẩu Thầy cô copy cái này
WPD800-58436-27232-80204
dán vào hoăc

WPD800-50434-88232-63686

Trở ra màn hình khởi động chương trinh Flash mới cài sẽ xuất hiện bảng sau:

Thầy Cô chọn theo các dấu đỏ

Macromedia Flash 8.0  1_500_01

và tiếp tục

Macromedia Flash 8.0  4_500

Hoặc lấy seria trên
WPD800-58436-27232-80204
dán vào hoăc

WPD800-50434-88232-63686

Macromedia Flash 8.0  5_500

Điền đầy đủ thông tin sau đó kích vào Register, chương trình chấp nhận là OK.
Về Đầu Trang Go down
http://d5dtvt.tk
Admin
siêu cup
siêu cup
Admin

Tổng số bài gửi : 646
điểm : 25898
danh vọng : 6
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : phú thọ

Macromedia Flash 8.0  Empty
Bài gửiTiêu đề: TIẾP   Macromedia Flash 8.0  Icon_minitimeFri Jan 14, 2011 4:53 pm

II>Macromedia Flash - Tạo khung text có thanh cuốn trong Flash 8.0

Một
khung văn bản có thanh cuốn nếu bạn tạo bằng HTML thì quá đơn giản và
bình thường rồi. Chỉ cần một chút kiến thức cơ bản, một chút thẩm mỹ đồ
họa, bạn hoàn toàn có thể tạo được một khung văn bản có thanh cuộn rất
đẹp bằng Flahs 8 như hướng dẫn theo bài này.


Bước 1. Tạo một file có thông số như hình 1:
Macromedia Flash 8.0  Flash1_500
Bước 2. Đổi tên lớp có sẵn thành text (xem hình 2)
Macromedia Flash 8.0  Flash2_03
Bước 3.
Chọn công cụ Text Tool (T), loại text là Static text, màu chữ là đen,
cỡ chữ là 21, nhập vài dòng nội dung, rồi khóa lớp này lại (xem hình 3)
Macromedia Flash 8.0  Flash3_02
Bước 4. Tạo một lớp mới trên lớp text và đổi tên là box (xem hình 4)
Macromedia Flash 8.0  Flash4_01
Bước 5. Nhấp chọn Frame 1 của lớp box, dùng công cụ Rectangle Tool (R) vẽ một hình chữ nhật bao quanh khung text (xem hình 5)
Macromedia Flash 8.0  Flash5_01
Bước 6. Nhấp chuột vào biểu tượng trang giấy lật của lớp box và chọn Mask (xem hình 6), ta được kết quả như hình 7
Macromedia Flash 8.0  Flash6
Macromedia Flash 8.0  Flash7
Bước 7. Tạo một lớp mới trên lớp box, đặt tên là button (xem hình Cool
Macromedia Flash 8.0  Flash8
Bước 8. Trên Frame 1 của lớp button dùng các công cụ Line Tool, Paint Bucket, hoặc Pencil Tool, Brush Tool để tạo ra mũi tên như hình 9
Macromedia Flash 8.0  Flash9
Bước 9. Nhấp chuột phải vào mũi tên mới tạo và chọn Convert to Symbol... (xem hình 10)
Macromedia Flash 8.0  Flash10
Bước 10. Trong hộp thoại hiện ra nhập vào tên và chọn tùy chọn Button (xem hình 11)
Macromedia Flash 8.0  Flash11
Bước 11. Thực hiện lại Bước 8, 9, 10 để có mũi tên xuống.

Bước 12.
Mở khóa lớp text, nhấp vào Frame 1 để chọn khung text, sau đó nhấp
chuột phải vào khung text trên khung làm việc (Stage), chọn Convert to
Symbol...(xem hình 12)
Macromedia Flash 8.0  Flash12
Bước 13. Trong hộp thoại hiện ra, nhập vào tên và chọn tùy chọn Movie Clip (xem hình 13)
Macromedia Flash 8.0  Flash13
Bước 14. Trong phần Instance name của bảng Properties nhập vào text_mc (xem hình 14)
Macromedia Flash 8.0  Flash14
Bước 15. Khóa lớp text lại, nhấp chọn nút mũi tên lên, trên menu lệnh chọn Window > Actions để mở bảng Actions-Button, rồi nhập vào dòng lệnh sau:
on (release)
{
text_mc._y += 30;
}
Macromedia Flash 8.0  Flash15
Macromedia Flash 8.0  Flash16
Bước 16. Thực hiện lại B15 cho nút mũi tên xuống, với các dòng lệnh như sau:<blockquote> on(release)
{
text_mc._y -= 30;
}
</blockquote>Bước 17. Nhấn Enter + Ctrl để kiểm tra kết quả.
[You must be registered and logged in to see this link.]!
hoặc tại đây:
[You must be registered and logged in to see this link.]


III>Macromedia Flash - Phóng to/Thu nhỏ đối tượng bằng nút
Bài tập này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Movie Clip phóng to và thu nhỏ bằng cách sử dụng các nút và Action Script trong flash 8.
Bước 1

Tạo một file flash mới, chọn công cụ Line Tool (N) và vẽ “ngôi sao” như hình dưới.
Macromedia Flash 8.0  Flash1_04
Bước 2

Nhấn Ctrl + A và sau đó là phím F8 trên bàn phím để chuyển đổi “ngôi sao” sang dạng Movie Clip.
Macromedia Flash 8.0  Flash2_02
Bước 3

Khi Movie Clip vừa tạo (“ngôi sao”) vẫn được chọn, hãy mở Properties Panel (Ctrl + F3) và nhập vào “star”
Macromedia Flash 8.0  Flash4
Bước 4

Kích vào Window > Components để mở Components Panel.

Bước 5

Sau đó từ Components Panel chọn Button và sử dụng thao tác kéo-thả để thao tác như hình sau
Macromedia Flash 8.0  Flash4
Bước 6

Khi nút của bạn vẫn được chọn, từ Properties Panel, nhập ButtonDecrease

Bước 7

Chọn nút và nhấn Ctrl + D trên bàn phím để nhân đôi đối tượng.

Bước 8

Trên đối tượng mới được nhân đôi của Button, đổi tên thành ButtonIncrease.

Bước 9

Thêm một layer mới với tên Action.
Macromedia Flash 8.0  Flash5
Bước 10

Kích lên frame đầu tiên của layer Action, mở Action Script Panel (F9) và đưa vào đoạn script sau:<blockquote> ButtonIncrease.onRelease = function():Void{
with (star){
_xscale += 7;
_yscale += 7;
}
};

ButtonDecrease.onRelease = function():Void{
with (star){
_xscale -= 7;
_yscale -= 7;
}
};
</blockquote>Nhấn Ctrl + Enter để xem thử sản phẩm và download file hoàn thiện [You must be registered and logged in to see this link.] nếu không có thời gian thực hành.


IV>Tạo tài liệu Viết chữ bằng Flash



Viết chữ c thường
Bước 1: Mở chương trình Flash, kích phải chuột chọn Doccment Properties đặt kích thước là 380 px (with) và 350 px(height), nhấn OK
Macromedia Flash 8.0  Dcm
Trên Layer 1 anh em dùng công cụ vẽ ôly như ở trang vở học sinh thường dùng
Macromedia Flash 8.0  Olyhd
Bước 2:
Chèn thêm Layer 2 vẽ chữ c thường vào chọn công cụ Oval Tool vẽ một
vòng tròn sau đó xoá đi một đoạn sao cho giống với mẫu chữ chuẩn, cứ
cách 2 frame trên thanh tiến trình ta nhấn F6 chèn vào một key frame
cho đến key frame 25 là vừa và trong 25 key frame này cứ cách chọn lần
lượt các key frame chính từ 1 đến 25 ta lần lượt xoá một phần chữ c ở
key frame 1, 3, 5,… chỉ chừa lại một chấm nhỏ là điểm bắt đầu của con
chữ, cho đến key frame 25 thì chữ c vừa đủ nét. nếu nhấn phím enter ta
thấy chữ c đã tự vẽ nó theo tiến trình (ở đây chỉ có chữ c ở key frame
25 là đầy đủ nét từ key frame 24 chữ c mất dần từng phần đến key frame 1
chỉ còn một chấm nhỏ)
Macromedia Flash 8.0  Tt

Bước 3:
Vào inser > new symbol chọn Graphic nhấn OK vẽ hình cây bút chì
Chèn thêm Layer 3 nhấn Ctrl + L để xuất hiện Library vào Library kéo
cây bút ra Stage kích chọn công cụ Free Transform Tool và kéo tâm
điểm của cây bút về đầu bút, ở key frame 1 di chuyển đầu cây bút sao
cho trùng khít với chấm còn lại của chữ c

Macromedia Flash 8.0  Bc_2

Bước 4:
Trên Layer 3 ( chứa cây bút) kích chọn frame 25 và nhấn F6, kích phải
vào giữa chọn Create Motion Teen tạo hiệu ứng chuyển động cho cây bút ,
chọn Layer 3 kích vào nút Add Motion Guide để làm cho cây bút chuyển
động theo nét vẽ chữ c .

Macromedia Flash 8.0  Giu
tiếp tục chọn lớp Guide:La…Chọn công cụ Pencil Tool và vẽ một đường
cong trùng khớp vối chữ c, sau đó di chuyển cây bút đến điểm đầu và
điểm cuối của đường cong này.
Macromedia Flash 8.0  Daucuoi
Lúc này nhấn Ctrl + enter ta thấy cây bút chạy theo nét vẽ , nếu thấy
chưa trùng khớp tan chọn vào các vị trí trên thanh tiến trình chọn vào
Layer 3 nhấn F6 chèn key frame đồng thời dùng phím mũi tên di chuyển
cây bút sao cho trùng khớp với nét vẽ chữ c.
Lúc này ta thấy ở thanh Timeline như sau:
Macromedia Flash 8.0  Cuoi_timeline
Trên lớp Guide chèn thêm một Layer 4 kích chọn key frame cuối nhấn F6 chèn vào một key frame mở bảng Ations đánh vào lệnh sau:
stop();
Chúc anh em thành công.
Tải file.fla tại đây [You must be registered and logged in to see this link.]
Trên đây mới chỉ là phần tạo cách viết chữ. muốn điều khiển nó ta còn
phải làm thêm các nút điều khiển phần này tôi xin hướng dẫn thêm sau.
chúc anh em thành công


V>Làm Pháo Hoa

Bước 1: tạo movie 1
vào Insert - new symbol (hoặc nhấn Ctrl+F8)
Macromedia Flash 8.0  Hp1
Bạn bắt đầu vẽ viên pháo trong Stage của movie này có thể chọn công cụ
PolyStar tool để vẽ hình ngôi sao cho viên pháo, để sử dụng công cụ này
bạn cần kích vào nút tam giác nhỏ ở công cụ Rectangle Tool và hơi kéo
nhích xuống
Macromedia Flash 8.0  Hp2
Sau khi chọn được công cụ PlyStar Tool bạn mở bảng Properties kích
chọn nút Options, ở bảng Tool Setting kích chọn star để vẽ hình ngôi
sao số cánh tùy thuộc vào số bạn chọn ở dưới, nhấn OK
Macromedia Flash 8.0  Hp3
Bây giờ bạn bắt đầu vẽ viên pháo với màu vẽ có đậm nhạt và không có
viền xung quanh lưu ý vị trí đặt viên pháo (ngay dấu + ở giữa Stage)
Macromedia Flash 8.0  Hp4_500
Trên Layer 1 bạn chọn key Frame 11 nhấn F6 sau đó kích chuột phải vào giữa và chọn Create Motion Tween ,
Macromedia Flash 8.0  Hp5
chọn tiếp key Frame 11, di chuyển viên pháo đi lên một đoạn bằng phím
mũi tên trên bàn phím, nếu nhấn phím Enter thì sẽ thấy viên pháo di
chuyển lên phía trên.
Macromedia Flash 8.0  Hp6

Trở ra Stage chính, kích vào mũi tên xanh
Macromedia Flash 8.0  Hp7
Bước 2: tạo movie 2

Tiếp tục vào Insert - new symbol (hoặc nhấn Ctrl+F8) tạo movie 2 đặt tên là pháo_hoa, chọn Movie clip, nhấn OK
Macromedia Flash 8.0  Hp8
Trong Stage của movie 2, vào Library kéo viên pháo (chính là movie 1) vào movie 2
Macromedia Flash 8.0  Hp9
Kích chọn công cụ Free transform Tool, kích vào viên pháo, trên viên
pháo lúc này xuất hiện các hạt bao quanh ở chính giữa có một chấm tròn ,
kích vào chấm tròn này kéo xuống cạnh dưới của viên pháo, di chuyển
viên pháo sao cho chấm tròn trùng vào dấu +
Macromedia Flash 8.0  Hp10
Nhấn Ctrl + T mở bảng Align & Info & Transfonm , chọn Rotate
đánh vào số 60 (có thể 30,15 tùy theo hình dáng của viên pháo), sau đó
kích vào nút Copy and apply transform ở góc dưới, mỗi lần kích vào thì
viên pháo được nhân 1 bản, đến khi đủ thì thôi.
Macromedia Flash 8.0  Hp11_500
Bây giờ bạn trở ra Stage chính kéo movie 2 pháo hoa ra đặt trên 1 Layer
nhấn phím alt vừa kích chuột vào phim pháo hoa copy chồng lên phim đó thay đổi kích thước xoay một chút sao cho đồng tâm.
Tạo thêm pháo hoa khác có hình , màu khác giống cách làm ở hai bước trên
Bạn có thể vẽ viên pháo bằng các các nét thẳng, các loại nét nghệ thuật...
Sắp xếp các viên pháo trên bầu trời cho hợp lý, kích thước to nhỏ khác nhau
tạo thêm 1 Layer khác làm nền ở dưới layer pháo hoa có màu đậm như bầu trời đêm.
Nhấn Ctrl + enter xem kết quả.
Tải file . fla tại đây:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Chúc các bạn thành công.


VI>Làm bàn tay viết chữ trên giấy



Macromedia Flash 8.0  A1
Sau đây là bài hưỡng dẫn cách viết chữ trên giấy bằng Flash.
.) Đầu tiên bạn cần có 1 hình có hình bàn tay cầm cây viết
Macromedia Flash 8.0  A2
2.) Sau đó mở chương trình Flash ra , với kích thước khoảng 300x150 pixel

3.) Trên thanh TimeLine Layer1 - kích đúp chuột vào đó và đổi tên thành hand ( bàn tay )

4.) Đưa bức hình bàn tay cầm cây viết vào flash - và đưa nó ra sân khấu
chính ( main ) bằng cách vào File > Import > Import to State

5.) Trên Timeline , các bạn tạo 1 layer mới - đặt tên nó là Text
, vè kéo nó nằm dưới layer Hand

6.) Trên Frame đâu tiên của layer Text các bạn gõ chữ tùy ý , ở đây tác giả gõ chữ "asd"

7.) Kéo layer Text nằm dưới layer hard
Macromedia Flash 8.0  A3
8.) Tạo 1 layer mới đặt têm là mask , kéo nó nằm trên layer Text . Sau đó kích chuột phải vào nó và chọn Mask

9.) Sử dụng công cụ Paint Brush Tool , trên Frame đầu tiên của layer
Mask các bạn vẽ 1 vòng tròn đen nhỏ vừa đủ để che đi nét chữ.
Macromedia Flash 8.0  A4
10.) Kích chuột phải vào Frame thứ 2 trên layer Mask và chọn Insert
KeyFrame , sau đó tiếp tục vẽ thêm 1 chấm nhỏ ở nét tiếp theo
Macromedia Flash 8.0  A5
Macromedia Flash 8.0  A6
11.) Lập lại bước 10 và 11 cho đến khi vẽ hết dòng chữ.
Macromedia Flash 8.0  A7
12.) Bây giờ ta chyển qua chọn layer Hand. Trên Frame 1 các bạn đặt đầu ngòi bút nằm trên chấm đen thứ nhất

Macromedia Flash 8.0  A8_500
Macromedia Flash 8.0  A9

13.) Nhấn F6 hoặc kích chuột phải vào Frame thứ 2 và chọn Insert
KeyFrame để tạo thêm 1 Frame mới . Trên Frame này các bạn di chuyển bàn
tay cần cây bút đến chấn đen thứ 2 . Đầu ngòi bút phải trùng với chấm
đen thứ 2 trên Frame 2 của layer Mask .

14.) Lập lại bước 13 cho đến hết dòng chữ , và ở Frame cuối cùng thì đầu ngòi bút phải nằm ở key Frame cuối cùng

Macromedia Flash 8.0  A10_500
Macromedia Flash 8.0  A11
15.) Nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả . Nếu muốn save lại thì vào File > Export > Movie.


VII>Tìm hiểu các panel hỗ trợ thiết kế trong Flash 8



Mặc định sau khi mở một file Flash thì các panel hỗ trợ sẽ nằm bên phải
màn hình. Bạn có thể đóng/mở các panel này bằng cách click vào tên của
panel đó, cũng có thể thay đổi vị trí của chúng bằng cách nắm kéo ngay
góc trên, bên trái (trước tên panel). Nếu chưa có panel thì bạn lên thanh Menu, chọn Window và click chon panel mình cần.

Bây giờ ta sẽ điểm qua một vài panel hỗ trợ thường xuyên được sử dụng trong thiết kế.
1/ Panel Library:
Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu về các đối tượng trong Flash, có thể chia làm 4 loại sau:
- Hình vẽ tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ trong vùng Tools.
- Hình ảnh – Âm thanh được Import từ bên ngoài vào.
- Chữ viết.
- Symbol (biểu tượng) : gồm Macromedia Flash 8.0  Panel1 Button (nút), Macromedia Flash 8.0  Panel2 MovieClip (đoạn phim), Macromedia Flash 8.0  Panel3 Graphic (hình ảnh). Đối tượng loại này được tạo ra tổng hợp từ 3 loại đối tượng trên.
Các đối tượng trên có thể ở trạng thái Group, tức là dối tượng
mà khi bạn click chọn sẽ có một khung bao hình chữ nhật màu xanh da
trời bao quanh nó, các đối tượng là độc lập với nhau nên bạn phải
double-click vào nó để có thể chỉnh sửa. Ngoài ra, các đối tượng cũng
có thể ở trạng thái tự do (dối tượng không Group), tức là đã dược Ungroup (từ hình vẽ) hay Break-Apart (từ hình ảnh, chữ viết hay symbols), có thể chỉnh sửa trực tiếp.
Macromedia Flash 8.0  Panel4
Library
(thư viện) là một panel giúp ta chứa tất cả các đối tượng hình ảnh-âm
thanh nhập từ bên ngoài cũng như các biểu tượng ta đã tạo ra.
Panel này gồm 2 phần chính là:
-Vùng Preview (xem trước), cho ta thấy hình ảnh và hoạt
động của các symbol (phần hoạt động chỉ dành riêng cho âm thanh và
movie clip, ta có thể chơi thử bằng nút Play/Stop). Bạn có thể click
chuột vào vùng này và kéo các biểu tượng cần dùng đem ra vùng thiết kế
bên ngoài.
-Vùng Chứa đối tượng , cho ta biết tên (Name) và dạng (Type) của các đối tượng.
Còn một vài tính năng khác ít sử dụng nhưng tương đối dễ thao tác, tôi sẽ để bạn tự nghiên cứu như: Macromedia Flash 8.0  Panel5 Tạo Symbol mới, Macromedia Flash 8.0  Panel6 Tạo Folder chứa Symbol, Macromedia Flash 8.0  Panel7 Thùng rác để xóa Symbol, Macromedia Flash 8.0  Panel8 Hiệu chỉnh thuộc tính của Symbol, Macromedia Flash 8.0  Panel9 Sắp xếp các Symbol, Macromedia Flash 8.0  Panel10 Mở rộng panel, Macromedia Flash 8.0  Panel11 Thu nhỏ panel, Macromedia Flash 8.0  Panel12 Tạo 1 panel mới, Macromedia Flash 8.0  Panel13 Tùy chỉnh cho toàn bộ panel.
2/ Panel Align & Info & Transform :
Macromedia Flash 8.0  Panel14
+Panel Align
giúp chúng ta canh hàng cho các đối tượng. Muốn thế trước hết ta sẽ
chọn các đối tượng cần canh (nên Group các đối tượng này lại), bạn cũng
có thể canh các đối tượng này với trang giấy vẽ bằng cách click chọn Macromedia Flash 8.0  Panel15 To stage. Bạn có thể nghiên cứu các cách canh dựa vào biểu tượng của chúng, như Align ta sẽ có cùng canh biên trái, trục giữa đứng, biên phải, canh biên trên, trục giữa ngang, biên dưới ; có đối với Distribute hay Space sẽ giúp ta canh đều khoảng cách giữa các đối tượng theo các mép, các trục ; cuối cùng là Match size giúp ta cân bằng kích thước giữa các đối tượng. Đây là một panel rất quan trọng đối với tính chính xác của việc thiết kế.
Macromedia Flash 8.0  Panel16
+Panel Info
cung cấp các thông tin của đối tượng như độ dài (W), độ cao (H), vị
trí (chếch về phía trên bên trái của giấy vẽ), tọa độ (X – Y, gốc tọa
độ được tính là đỉnh bên góc trái phía trên), màu sắc (hệ RGB), độ mờ
(A).
Macromedia Flash 8.0  Panel17
+Panel Transform cho phép ta thay đổi kích thước của đối tượng theo tỉ lệ, bạn có thể giữ nguyên tỉ lệ ban đầu bằng cách stick chọn Constrain. Ngoài ra, bạn có thể xoay đối tượng quanh tâm 1 góc tùy ý bằng Rotate hay quanh trục đứng, trục ngang bằng Skew.
Bên cạnh đó panel còn cho phép bạn tạo ra bản sao có kích thước thay
đổi mà không làm biến đổi đối tượng gốc hay hồi phục lại đối tượng gốc
sau khi bị chỉnh sửa, đó là Macromedia Flash 8.0  Panel18 Copy and apply transform và Macromedia Flash 8.0  Panel19 Reset.
3/ Panel Color:

nhiên, như tên gọi của mình, nó sẽ cấp cho chúng ta màu tô cũng như
các cách tô màu cho đối tượng. Gồm 2 panel Color Swatches và Color
Mixer.
+Color Swatches khá đơn giản, nó cung cấp cho chúng ta màu tô như bảng màu trong công cụ Fill Color, giúp ta hiệu chỉnh màu nền của đối tượng.
+Color Mixer thì nhiều tính năng hơn, ta có thể thấy ở đây gồm:
-Toàn bộ vùng Color trên thanh công cụ chính, cho phép hiệu chỉnh màu nền cũng như màu viền của đối tượng.
Macromedia Flash 8.0  Panel20
Macromedia Flash 8.0  Panel21
Một bảng dùng để pha màu sử dụng hệ màu RGB. Bạn có thể tạo ra màu
chọn bằng cách hiệu chỉnh 3 thông số RGB hay sử dụng bản pha màu rồi
chọn màu bằng mũi tên tam giác đen, nếu trí nhớ tốt bạn có thể nhập kí
hiệu màu ở khung bên dưới là OK.
-Dãi màu bên dưới cùng cho ta biết màu tô cùng như cách tô màu, khi ta
thay đổi 2 tính chất này thì ta sẽ thấy dãi băng có giao diện khác nhau.
Để thay đổi màu tô ta chỉ cần thực hiện như trên còn về cách tô thì ta
sẽ sử dụng chức năng Type, khi mở chức năng này bạn sẽ thấy có 4 tùy
chọn là None (không tô màu), Solid (tô màu trơn, 1 màu), Linear (màu được tô thành từng dãi liên tục, dùng tô 2 màu trở lên), Radial (màu được tô theo từng dãi tròn hình bán khuyên liên tục, dùng tô 2 màu trở lên), Bitmap
(tô đối tượng bằng hình ảnh được nhập từ ngoài vào). Để tạo độ sáng
tối hay hình khối thì dĩ nhiên bạn phải sử dụng 1 hay cả 3 cách tô sau,
và để trông thật hơn cũng phải phụ thuộc nhiều bản thân mỗi người, nên
tôi sẽ dể bạn tự nghiên cứu các tính năng rất thú vị này.
4/ Panel Scene:
Macromedia Flash 8.0  Panel22
Panel này ít dùng (vì chúng ta thường chỉ tạo ra những sản phẩm Flash
ngắn phục vụ cho việc dạy-học) và khá đơn giản, giúp ta quản lý các
phân cảnh (Scene). Ta có thể xóa 1 phân cảnh (bằng cách kéo và bỏ vào
thùng rác) hay tạo phân cảnh mới hoàn toàn (click vô dấu +), thậm chí
có thể tạo ra phân cảnh bản sao với tên khác. Đặt tên bằng cách
double-click vào phân cảnh đó.

5/ Panel history:
Macromedia Flash 8.0  Panel23
Panel tự động ghi lại một phần quá trình làm việc của chúng ta, tất cả
các hành động gần nhất (trong giới hạn chứa của panel) sẽ được hiển
thị do vậy ta có thể tùy chọn quay lại thời điểm mà ta thích.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lệnh Undo (phím tắt Ctrl + Z) để quay
ngược lại các hành động đã thực hiện giống như thao tác trong các văn
bản Word hay Power Point vậy.
Do tính đa năng của lệnh Undo cũng như sự giản đơn của sản phẩm Flash
chúng ta tạo ra nhằm chủ yếu phục vụ cho việ dạy – học thì bản thân tôi
thấy chúng ta rất ít dùng panel điều khiển này. Các bạn có thể tự
nghiên cứu các tính năng còn lại của nó.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong một vài panel thông dụng, đóng vai
trò quan trong hỗ trợ cho việt thiết kế. Chúc các bạn vui vẻ và thành
công trong công việc.


VIII>Tìm hiểu chức năng các công cụ trong Flash



I. Công cụ:

1. Arrow Tool (V) : dùng chọn, drag, sắp đặt các đối tượng vẽ. Trong đó có 3 lựa chọn là hiện ra ở dưới thanh công cụ khi chọn arrow tool.
Snap to objects: các đối tượng vẽ sẽ bám dính vào lưới hoặc các đối tượng gần
kế khi di chuyển, quay, co dãn.
Smooth: làm mềm các đường và hình dạng đơn giản.
Straighten: làm thẳng các đường và hình dạng đơn giản.
2. Sub select tool (A): dùng chọn đối tượng, thành phần của hình.
3. Line Tool (N): dùng vẽ đường thẳng.
4. Lasso Tool (L): chọn đối tượng làm việc với các tính năng đặc biệt
hơn.(chọn xong double click).Trong đó có 3 lựa chọn là:
Magic wand: dùng chọn các đối tượng với vùng có hình dạng bất kỳ.
Magic wand properties: xác lập các thuộc tính cho Magic wand
Polygon mode: dùng chọn các đối tượng theo được đa giác bất kỳ.
5. Text Tool (T): công cụ dùng tạo văn bản (muốn xuống dòng nhấn Enter).
6. Pen Tool (P): dùng tạo các nét thẳng hoặc cong.
7. Oval Tool (O): dùng vẽ hình tròn hoặc Ellipse.
8. Rectangle Tool ®️: dùng vẽ hình vuông hoặc hình chử nhật: chỉ có 1 lựa chọn là
Round Rectangle radius: dùng định góc tròn cho hình (Corner radius)
9. Pencil Tool (Y): dùng vẽ đường bằng tay. Có 1 lựa chọn là Pencil Mode, khi chọn thì sẻ hiện ra 3 lựa chọn nữa gồm có:
Straighten: vẽ đường thẳng trơn_gấp khúc;
Smooth: vẽ đường mềm mại_cong;
Ink: không làm gì với nét vẽ.
10. Brush ( B ): Vẽ theo nét cọ. Gồm có
Brush mode:
Paint normal: vẽ trên vùng làm việc(đè);
Paint Fills: vẽ các vùng có thể tô màu nhưng không vẽ trên các đường nét;
Paint behind: vẽ quanh các đối tượng, không đè, chỉ vẽ dưới các hình;
Paint inside: vẽ bên trong vùng được tô màu, không vẽ đè lên nét, nếu không có vùng tô màu thì vẽ không tác dụng;
Paint selection: chỉ vẽ bên trong vùng tô màu đã được chọn.
Brush size: chọn kích thước nét vẽ
Brush shape: chọn nét vẽ.
Lock fill: bật tắt kiểu tô màu gradient.
11. Ink Bottle Tool (S): dùng thay đổi màu của nét bao quanh hình (màu nét).
12. Paint Bucket Tool (K): dùng tô màu các hình được tạo ra từ đường viền (màu bên trong hình).
Gap size: chọn một cách tô trong hình:
Don’t close gap: hình không lỗ hở; Close
small gaps: hình có lổ nhỏ;
Close medium
Close large gaps: hình có lỗ hở lớn;
Lock fill: bật tắt chế độ tô với kiểu màu Gradient.
13. Dropper Tool (I):
dùng cho phép lấy mẫu tô, kiểu đường nét của 1 đối tượng rồi áp dụng
mẫu tô đó cho 1 đối tượng khác. (chọn 1 mẫu rồi quét vào 1 mẫu khác)
14. Eraser Tool (E) : dùng xóa đường nét, vùng tô màu và các hình dạng.
Eraser mode: chọn chế độ xóa:
Erase normal: xóa nét và màu tô;
Erase fill : chỉ xóa màu tô;
Erase lines: chỉ xóa đường nét;
Erase selected fills: chỉ xóa vùng tô màu đang chọn, không xóa nét;
Erase inside: xóa bên trong 1 vùng có tô màu, không xóa nét.
Faucet: xóa đường nét và vùng tô màu.
Eraser shape: chọn nét xóa
15. Hand Tool (H): dùng di chuyển “bằng tay” quanh vùng làm việc.
16. Zoom Tool (M, Z) : dùng phóng to, thu nhỏ vùng làm việc
Enlarge: phóng to vùng làm việc.
Reduce: thu nhỏ vùng làm việc.

II. Các thao tác cơ bản:

Thao tác chọn:
Chọn thông thường: Click đâu chọn đó.
Chọn đường nét và màu tô: Double click.
Chọn bằng đường bao: chọn công cụ Arrow Tool, tạo đường bao khu vực chọn.
Chọn nhiều: đè Shift trong khi click chọn.
Chọn tất cả: Ctrl + A.

Thao tác copy: chọn, Ctrl + C

Thao tác dán: thực hiện copy, thực hiện 1 trong:
Ctrl + V: dán bình thường.
Ctrl + Shift + V: dán tại chổ.

Nhân bản (Duplicating): chọn, Ctrl + D | đè Ctrl + kéo chuột.

Xoá: chọn, Delete.

Di chuyển: chọn, drag | đè Shift + mũi tên (8 pixel)| mũi tên (1 pixel).

Nhóm: chọn các đối tượng cần nhóm, Modify\Group.
Bỏ nhóm: chọn, Modify\Ungroup.

Phân đoạn:
Phân đoạn bằng hình vẽ: tạo các hình bên trong nhau, drag chúng tách nhau.
Phân đoạn bằng đường: tạo hình, chọn công cụ Pencil Tool, chọn Ink, vẽ cắt lát
(slicing) qua hình ta được 2 hình phân đoạn.

Kết nối các hình: (chỉ dùng cho hình trên cùng lớp, cùng màu và không có
đường nét) Chọn 1 hình kéo lên hình kia, chúng sẽ kết nối thành 1.

Thao tác trên hình:
Modify\Shape\Convert lines to fills: chuyển đường nét thành hình dạng có thể tô màu.
Modify\Shape\Expand fill: mở rộng vùng tô của 1 hình (expand: mở ra ngoài, Inset: mở vào trong, Distance: khoảng mở)
Modify\Shape\Soften fill edges: làm mềm đường biên của hình(Distance: khoảng
cách giữa biên mềm và biên ngoài; Step: số bước của biên mềm)
Modify\Transform\Scale: co dãn.
Modify\Transform\Rotate: xoay.
Modify\Transform\Flip…: lật ngang dọc.
Modify\Transform\Edit Center: chỉnh tâm hình che phủ

Đặt thuộc tính cho khung: Modify\Movie hiện hộp thoại:
Frame rate: chứa tốc độ hoạt cảnh cho frame
Dimension: kích thước ngang dọc cho frame
Match: khung vừa với máy in hoặc nội dung.
Background color: chọn màu nền cho frame
Rulers unit: chọn đơn vị đo trên thước làm việc

Thao tác văn bản: chọn, menu Text chọn các mục sau:
Font: chọn font.
Size: chọn kích thước.
Style: chọn kiểu.
Align: canh biên.
Tracking: co dãn cỡ chữ.
Character: hiện cửa sổ thành phần Character.
Paragraph: hiện cửa sổ thành phần Paragraph.
Tách rời văn bản: chọn, Modify\Break Apart (có thể sửa từng ký tự, tô màu…

Canh biên: cho hiện của sổ thành phần Align (Window\Panels\Align | Ctrl + K) Chọn 1 trong:
Align left edge: canh các đối tượng có trục trái bằng nhau
Align horizontal center: canh các đối tượng có trục giữa ngang bằng nhau
Align right edge: canh các đối tượng có trục phải bằng nhau
Align top edge: canh các đối tượng có cạnh trên bằng nhau
Align vertical center: canh các đối tượng có trục giứa đứng bằng nhau
Align bottom edge: canh các đối tượng có cạnh đáy bằng nhau
Distribute top edge: canh cho khoảng cách giữa các cạnh trên của các đối tượng bằng nhau
Distribute vertical center: canh cho khoảng cách giữa các trục giữa ngang của các đối tượng bằng nhau
Distribute bottom edge: canh cho khoảng cách giữa các cạnh đáy của các đối tượng bằng nhau
Distribute left edge: canh cho khoảng cách giữa các cạnh trái của các đối tượng bằng nhau
Distribute horizontal center: cho khoảng cách giữa các trục giữa đứng của các đối tượng bằng nhau
Distribute right edge: canh cho khoảng cách giữa các cạnh phải của các đối tượng bằng nhau
Match width: tương tự như Align vertical center nhưng dựa trên đối tượng có bề ngang lớn nhất
Match height: tương tự như Align horizontal center nhưng dựa trên đối tượng có bề cao lớn nhất
Match width and height: tương tự như 2 cái trên gộp lại
Space evenly vertically: canh cho khoảng cách giữa các đối tượng bằng
nhau (không giữa trên trục giữa mà 2 bên cạnh) trên trục tung
Space evenly horizontally: canh cho khoảng cách giữa các đối tượng bằng
nhau (không giữa trên trục giữa mà 2 bên cạnh) trên trục hoành.


IX>Tạo đồng hồ kim trong Flash


Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một chiếc đồng hồ hoạt động thực bằng cách sử dụng các hiệu ứng của Flash
1. Tạo một hình đòng hồ theo ý thích của bạn. Có thể vẽ nó trên
Photoshop sau đó import nó vào flash hoặc vẽ trực tiếp trên flash. Bạn
có thể lấy hình đồng hồ sau:
Macromedia Flash 8.0  Clock
2. Tạo 5 layer trên phần Timeline, tên của chúng lần lượt tương ứng là: sec (giây), min (phút), hour (giờ) và actions. Bạn có thể xem hình dưới đây là Timeline mẫu.
Macromedia Flash 8.0  Flash1_03
3. Chèn vào thiết kế đồng hồ nền mà bạn đã tạo sẵn

4. Vẽ một đường kẻ dọc trong layer sec. Chọn dòng kẻ đó và nhấn F8 để chuyển nó sang dạng Symbol. Đặt tên cho Symbol này là sec_mc, chọn Movie clip và chọn ô vuông giữa dưới cùng trong phần Registration.

5. Nhấn OK

6. Trong layer sec, đặt sec_mc vào vị trí tương ứng so với ảnh nền đồng hồ bạn đã thiết kế. Đặt tên của layer sec trong phần Instance của cửa sổ thuộc tính Properties là “sec”.

7. Kéo sec_mc từ cửa sổ Library vào layer min. Nếu cửa sổ Library không mở, nhấn Ctrl + L.
Giảm bớt chiều dài của sec_mc trong phần này đi (để tương ứng với kim
phút). Đặt nó vào vị trí tương ứng với ảnh nền đồng hồ. Đặt tên layer
này là “min” trong phần Instance của cửa sổ thuộc tính.

8. Tiếp tục kéo sec_mc vào layer hour từ cửa sổ Library
đã mở. Lại giảm chiều dài của kim đi cho tương ứng với kim giờ. Đặt nó
vào vị trí tương ứng so với ảnh nền đồng hồ. Đặt tên nó là “hour” trong ô Instance.

9. Chọn layer actions, vào phần Action Script (F9) và đưa vào đoạn mã sau:<blockquote> time=new Date(); // time object
seconds = time.getSeconds()
minutes = time.getMinutes()
hours = time.getHours()

hours = hours + (minutes/60);
seconds = seconds*6; // calculating seconds
minutes = minutes*6; // calculating minutes
hours = hours*30; // calculating hours

sec._rotation=seconds; // giving rotation property
min._rotation=minutes; // giving rotation property
hour._rotation=hours; // giving rotation property

</blockquote>10. Vào frame thứ 2 của từng layer và nhấn phím F5.

Kết quả đồng hồ của bạn có chạy không, hãy thử nhấn Ctrl + Enter xem sao. Ngoài ra bạn có thể tự chế các kim sao cho phù hợp không nhất thiết là phải lấy kim từ sec_mc.

X>Tạo hiệu ứng tuyết rơi

Thông
qua bài hướng dẫn này, bạn sẽ tạo được hiệu ứng tuyết rơi một cách đơn
giản và nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng này vào các header,
banner dịp lễ hay vào thiệp mừng giáng sinh...

Bước 1

Tạo một file flash mới, nhấn Ctrl + J (Document Properties)
và thiết lập kích thước cho file flash cần tạo (kích thước này nên
trùng với ảnh nền bạn đã có). Chọn màu nền là một màu tối, thiết lập tốc
độ Frame rate27 sau đó nhấn OK. Chèn ảnh làm nền cho file flash.
Macromedia Flash 8.0  Flash1_02
Bước 2

Chọn công cụ Oval Tool (O). Trong phần Colors của Tool Panel, khóa màu Stroke lại bằng cách kích vào biểu tượng bút chì nhỏ, chọn hình vuông có đường chéo đỏ. Thiết lập màu Fill color là màu trắng và vẽ hình như sau:
Macromedia Flash 8.0  Flash2_01
Bước 3

Trong khi vẫn chọn hình vừa vẽ, nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển hình tròn vừa vẽ sang dạng Movie Clip Symbol.
Macromedia Flash 8.0  Flash3
Bước 4

Trong khi vẫn chọn Movie Clip vừa tạo, vào phần Properties Panel phía dưới cửa sổ làm việc. Trong phần bên trái, tại phần Instance name nhập tên của Movie Clip là snow.
Macromedia Flash 8.0  Flash4
Bước 5

Chọn công cụ Selection Tool (V) và kích một lần lên Movie Clip (hình tròn) để chọn nó. Vào phần Action Script Panel (F9) và nhập vào đoạn mã sau:<blockquote> onClipEvent (load) {
movieWidth = 350;
movieHeight = 263;

i = 1+Math.random()*2;
k = -Math.PI+Math.random()*Math.PI;

this._xscale = this._yscale=50+Math.random()*100;
this._alpha = 75+Math.random()*100;
this._x = -10+Math.random()*movieWidth;
this._y = -10+Math.random()*movieHeight;
}
onClipEvent (enterFrame) {
rad += (k/180)*Math.PI;
this._x -= Math.cos(rad);
this._y += i;
if (this._y>=movieHeight) {
this._y = -5;
}
if ((this._x>=movieWidth) || (this._x<=0)) {
this._x = -10+Math.random()*movieWidth;
this._y = -5;
}
}
</blockquote>Bước 6

Chọn frame đầu tiên, vào lại phần Action Script Panel (F9) và nhập vào mã sau:<blockquote> for (k=0; k<50; k++) {
duplicateMovieClip(this.snow, "snow"+k, k);
}
Giờ thì hãy kiểm tra lại sản phẩm bạn đã tạo Ctrl+enter


XI>Áp dụng hiệu ứng Glow lên ảnh bằng mã AS



rong
bài viết này chúng ta sẽ xem xét làm cách nào để áp dụng Glow filter
lên bất kì bức ảnh nào bằng sử dụng mã AS. Bạn có thể sử dụng tác động
này cho một số nút flash hay các banner...
Thông qua bài học này,
bạn sẽ học được cách làm thế nào để chuyển một bức ảnh bất kì vào trong
một Movie Clip Symbol, cách để cho phép thực hiện một đoạn mã trên nó
và nhiều thủ thuật khác.
Bước 1

Tạo một tài liệu flash mới. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+J trên bàn phím (Document Properties) và đặt tốc đọ Frame rate của bạn là 30 và nhấn OK.
Macromedia Flash 8.0  Flash1
Bước 2

Bây giờ chọn File > Import > Import to Stage (Ctrl+R) và import bất kì bức ảnh nào vào trong flash stage.

Bước 3

Trong khi bức ảnh vẫn đang được chọn, nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển đổi nó vào trong Movie Clip Symbol
Macromedia Flash 8.0  Flash2
Bước 4

Trong khi movie clip vừa mới tạo vẫn đang được chọn, vào Properties Panel ở bên dưới stage. Tại khung bên trái, bạn sẽ thấy trường Instance name, đặt tên cho Movie Clip này là image như hình dưới đây:
Macromedia Flash 8.0  Flash3
Bước 5

Gọi layer hiện tại là image. Nhấn kép vào tên mặc định của nó (Layer 1) để thay đổi lại tên. Nhấn Enter khi bạn gõ xong tên mới.

Bước 6

Tạo một layer mới phía trên layer image và đặt tên nó là action

Bước 7

Chọn frame đầu tiên của layer action và vào phần Action Script Panel (F9). Sau đó, điền đoạn mã này vào trong phần actions:<blockquote> import flash.filters.*;

var gf:GlowFilter = new GlowFilter(0x70A146, 15, 18, 14, 3, 3, true, false);
var dsMacromedia Flash 8.0  4ropShadowFilter = new DropShadowFilter(2, 35, 0x70a146, 5, 5, 5, .8, 3, false, false, false);

image.filters = [gf, ds];
image.onRollOver = function() {
this.onEnterFrame = function() {
gf.blurX += (80-gf.blurX)/5;
gf.blurY = gf.blurX;
image.filters = [gf, ds];
};
};

image.onRollOut = function() {
this.onEnterFrame = function() {
gf.blurX += (20-gf.blurX)/5;
gf.blurY = gf.blurX;
image.filters = [gf, ds];
if (gf.blurX<21) {
delete this.onEnterFrame;
}
};
};

</blockquote>Hãy kiểm tra đoạn movie của bạn ngay bây giờ (Ctrl +Enter)




XII>Flash và các hiệu ứng đẹp mắt



. Motion Tween (đối tượng thay đổi vị trí)

Flash có thể tạo ra hai cơ chế chuyển động của đối tượng thông qua việc sử dụng timeline đó là: Motion Tween & Shape Tween.
(Để biểu diễn movie theo thời gian, người ta thường dùng một trục thẳng
nằm ngang gọi là Timeline. Timeline được chia thành nhiều khoảng, mỗi
khoảng như thế tương ứng với một hay một vài khung hình).

Motion tween sẽ tạo ra sự chuyển động của đối tượng từ vị trí này đến vị trí khác.
Macromedia Flash 8.0  Thcs1
Bạn chỉ cần xác hai trạng thái đầu, cuối của đối tượng. Các trạng thái trung gian sẽ do Flash tự hình thành.
Như ví dụ trên, bạn chỉ cần chuyển đối tượng chiếc bút chì sang thành
Symbol trong Flash, sau đó xác định các vị trí điểm đầu và cuối của
chuyển động, ngay lập tức bạn sẽ có được một chuyển động đẹp mắt.

Các bước thực hiện:
1. Tạo mới một file flash với Ctrl+N. Nếu cửa sổ timeline chưa xuất hiện bạn nhấn Ctrl+Alt+T. Bạn sẽ thấy 'Layer1' trong cửa sổ timeline.

Macromedia Flash 8.0  Thcs2
2. Chọn frame đầu tiên, chèn ảnh của đối tượng cần tạo chuyển động thông qua lệnh File | Import (Ctrl + R).
3. Nếu cần thiết có thể sử dụng công cụ vẽ hình chữ nhật (Rectangular
tool) hoặc hình ô van (Oval tool) để vẽ đường viền bao quanh đối tượng.
4. Chọn đối tượng và nhấn phím F8 để chuyển đổi sang dạng Symbol. Cửa sổ
Convert to Symbol sẽ xuất hiện, đặt tên cho Symbol, tích chọn
mụcGraphic và nhấn OK.
Chú ý: Bạn chỉ có thể tạo motion tween
cho đối tượng Symbol (các đối tượng đồ hoạ có thể dùng lại nhiều lần).
Vì thế việc đầu tiên khi muốn tạo motion tween là bạn phải chuyển đổi
đối tượng về dạng Symbol.
5. Khi đó Symbol bạn vừa chuyển đổi sẽ nằm tại frame1 của Layer1. Di
chuyển đối tượng đến vị trí ban đầu nếu cần thiết (xác định vị trí điểm
đầu của chuyển động).
6. Chọn frame 25 và nhấn phím F6 để chèn một keyframe mới.
Chú ý:
Trong một movie, không phải bất kỳ frame nào bạn cũng có thể thay đổi
nội dung. Nếu một Frame mà bạn muốn thay đổi nội dung, nó phải là
KeyFame, trên Timeline, KeyFrame được biểu diễn bằng Frame có dấu chấm
tròn đen.
7. Tại frame 25, di chuyển Symbol đến bất kỳ vị trí nào bạn muốn (xác định điểm cuối của chuyển động).
8. Kích chọn một frame ở giữa bất kỳ (2 đến 24), chọn Motion từ thực đơn
pop-up trong phần Tween. Khi đó, Layer 1 sẽ có dạng như hình dưới.
Macromedia Flash 8.0  Thcs3
9. Nhấn Ctrl+Enter để xem motion tween bạn vừa tạo
Macromedia Flash 8.0  Thcs4
2. Shape Tween (đối tượng thay đổi hình dạng)
Shape Tween là kỹ thuật tạo sự thay đổi hình dạng của đối tượng (vị trí, hình dạng, kích thước, màu sắc, …).
Các bước thực hiện:
Ví dụ: Bạn muốn biến đổi một đối tượng từ dạng hình tròn sang hình vuông.
1. Tạo mới một file flash với Ctrl+N. Nếu cửa sổ timeline chưa xuất hiện bạn nhấn Ctrl+Alt+T. Bạn sẽ thấy 'Layer1' trong cửa sổ timeline.
Macromedia Flash 8.0  Thcs5
2. Chọn frame đầu tiên, vẽ bất kỳ một đối tượng (trong ví dụ này bạn
sẽ vẽ một hình tròn). Đây chính là đối tượng khởi đầu của Shape tween.
3. Chọn frame 25 và nhấn F6 để chèn một keyframe mới.

Macromedia Flash 8.0  Thcs6
4. Tại frame 25, xoá đối tượng ban đầu và vẽ mới một đối tượng khác
(trong ví dụ này bạn sẽ xoá hình tròn và vẽ mới một hình vuông).
5. Kích chọn một frame ở giữa bất kỳ (2 đến 24), chọn Shape từ thực đơn
pop-up trong phần Tween. Khi đó, Layer 1 sẽ có dạng như hình dưới.
Macromedia Flash 8.0  Thcs7
4. Tại frame 25, xoá đối tượng ban đầu và vẽ mới một đối tượng khác
(trong ví dụ này bạn sẽ xoá hình tròn và vẽ mới một hình vuông).
5. Kích chọn một frame ở giữa bất kỳ (2 đến 24), chọn Shape từ thực đơn
pop-up trong phần Tween. Khi đó, Layer 1 sẽ có dạng như hình dưới.
Macromedia Flash 8.0  Thcs8
3. Masking (mặt nạ)
Nếu
biết cách sử dụng mặt nạ bạn sẽ có thể tạo ra các hiệu ứng để lộ dần
dần hoặc từng phần nội dung của một bức tranh hay bức vẽ.
Như ví dụ dưới đây, khi mặt nạ di chuyển, từng phần của ngọn núi sẽ được hiển thị.
Macromedia Flash 8.0  Thcs9
Các bước thực hiện:
1. Chèn Layer và đặt tên cho chúng:
- Mặc định, bạn đã có sẵn một layer trong cửa sổ timeline. Hãy chèn thêm
một layer nữa, bạn cần phải có hai layer để tạo mặt nạ cho một đối
tượng.
- Đổi tên layer trên cùng thành 'Mask' và layer bên dưới thành 'background'.
2. Tạo Shape Tween cho vòng tròn của layer 'Mask':
- Chèn bức ảnh của bạn vào layer 'background'.
- Di chuyển đến frame 40 của layer 'background' và nhấn phím F5 để chèn
thêm các frame mới, vì thế bức ảnh nền của bạn sẽ không bị thay đổi.
- Sử dụng công cụ vẽ hình Oval vẽ một vòng tròn trên layer 'Mask', nhớ
xoá viền của vòng tròn (border). Kéo vòng tròn đến vị trí bắt đầu của
chuyển động.
- Di chuyển đến frame 40 trên layer 'Mask', nhấn phím F6 để chèn một
keyframe mới. Kéo hình tròn di chuyển đến vị trí cuối của chuyển động.
- Sau đó chọn frame 1 của layer 'Mask', chọn Shape từ thực đơn pop-up trong phần Tween.
3. Tạo mặt nạ:
- Kích chuột phải trên layer 'Mask' (phần hiển thị tên của layer) và chọn mục Mask.
4. Khi đó lớp mặt nạ bạn tạo đã hoàn thành. Nhấn Ctrl+Enter để xem kết quả.
Custom Curser (Tạo trỏ chuột
Trong phần này bạn sẽ biết được cách tạo con trỏ chuột trong Flash bằng
cách sử dụng movieclip symbol và một số đoạn actionscript.
Trước tiên, bạn cần tạo một movieclip cho con trỏ chuột, sau đó nhập một
số đoạn mã lệnh yêu cầu Flash ẩn con trỏ chuột của hệ thống và hiển
thị trỏ chuột bạn tạo.
Các bước thực hiện:
1. Tạo movieclip symbol:
- Nhấn Ctrl+F8 để tạo một symbol mới.
- Cửa sổ 'Create New symbol' xuất hiện, nhập tên của symbol là
CurserNew_mc, tích chọn mục Movie Clip, nhấn OK. Khi đó bạn đã có được
một movieclip.
- Vẽ con trỏ mới thay thế cho con trỏ đang tồn tại của hệ thống.
Ví dụ:
Macromedia Flash 8.0  Thcs10
- Kích trở lại 'Scene 1' bằng cách kích vào mục Scene 1 bên dưới cửa sổ timeline.

Macromedia Flash 8.0  Thcs11
2. Trong 'Scene 1' hoặc movie chính:
- Kéo movie CurserNew_mc từ thư viện symbol vào vùng làm việc (nếu cửa
sổ thư viện chưa được mở bạn hãy nhấn phím F11 hoặc Ctrl+L).
- Chọn Frame 1 trên Layer 1. Mở cửa sổ Actionscript (nếu cửa sổ chưa được mở, bạn nhấn nút F9).
- Nhập đoạn mã sau vào cửa sổ actionscript (lưu ý rằng frame 1 trên layer 1 vẫn được chọn).
Macromedia Flash 8.0  Thcs12
nhấn Ctrl+enter để kiểm tra



</blockquote>ANH EM THAM KHẢO

1>Các hiệu ứng Flash


[You must be registered and logged in to see this link.]
[url=http://imgfree.21cn
Về Đầu Trang Go down
http://d5dtvt.tk
 

Macromedia Flash 8.0

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU :: phổ cập kiến thức công nghệ thông tin :: phần mềm hay-
Chuyển đến 
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
0912482537 Y!M: o912482537