chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LỚP Đ5-ĐTVT-ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhậpxử lý sự cố phần cứng máy tính Cooltext499268854
Latest topics
» Bán Chung Cư BMM Xa La 62m,63m,74m,76m Chiết Khấu Cao (0938.83.8686)
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:01 pm by linhbds

» Bán Chung Cư Golden Palace Mễ Trì Thấp Hơn 2 Giá (0972.493.943)
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeTue Jun 26, 2012 12:00 pm by linhbds

» BỘ GIÁO TRÌNH "NEW CUTTING EDGE" GỒM CD+BOOK+CD-ROM CỰC QUÝ
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeThu Apr 26, 2012 4:42 pm by raincow

» Trắc Nghiệm Tình Yêu
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeWed Dec 14, 2011 9:37 pm by mrxemboi

» Độc quyền bán chung cư N04. Bán giá gốc không chênh
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeWed Nov 30, 2011 8:59 pm by hathubds

» HÃY GÓP Ý VỚI CHÚNG TÔI
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 10:41 pm by nguyenquocquan

» Bán chung cư Golden Palace Mễ Trì. Giá gốc + tặng ôtô Kia. Phân phối độc quyền.
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeSat Nov 19, 2011 12:46 pm by hathubds

» hè sang! bạn tôi ơi có nhớ?!??
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeFri Nov 18, 2011 10:32 am by thanhluanvt1

» hướng dẫn unlock điện thoại beeline bằng TAY
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeTue Oct 25, 2011 4:29 pm by Admin

»  từ điển tiếng Anh Lạc Việt MTD9 EVA 2009 mới nhất full+crack
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeMon Oct 24, 2011 7:32 pm by Admin

» Hỏi lớp học tiếng Trung
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeThu Oct 20, 2011 5:27 pm by china0693

» Học làm doanh nhân
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeThu Oct 13, 2011 9:55 pm by BigT

» Phụ nữ để mất trinh là mang tội... bất nghĩa, bất trung, bất hiếu!?
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeSun Oct 09, 2011 3:10 pm by Admin

» Bạn thích con gái mặc đồ gì?
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeTue Oct 04, 2011 6:49 pm by chémgióbang

» diem tieng anh
xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeMon Aug 22, 2011 7:30 am by BinhLee

từ điển đa ngôn ngữ
Từ điển online




MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

LỜI HAY Ý ĐẸP

 "Better learn your friend than your teacher!"

-Học thầy không tầy học bạn!-

-Sưu tầm-

Danh ng�n tiếng Anh




Share | 
 

 xử lý sự cố phần cứng máy tính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
siêu cup
siêu cup
Admin

Tổng số bài gửi : 646
điểm : 25858
danh vọng : 6
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : phú thọ

xử lý sự cố phần cứng máy tính Empty
Bài gửiTiêu đề: xử lý sự cố phần cứng máy tính   xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeThu Jan 20, 2011 10:33 pm

Thủ thuật cắt BAD ổ cứng


Thông thường khi ổ cứng (HDD) của bạn bị hư hỏng (xuất hiện Bad
Sector) thì để bảo đảm an toàn dữ liệu, cách tốt nhất là thay đĩa cứng
mới. Tuy nhiên, giá một ổ cứng không phải rẻ, bạn đừng vội vất nó vào
sọt rác mà hãy cố gắng cứu chữa nó bằng các tiện ích chuyên dùng.
Nhận biết đĩa cứng bị bad:
1.
Trong lúc đang cài đặt Windows hệ thống bị treo mà không hề xuất hiện
một thông báo lỗi nào (đĩa cài đặt Windows vẫn còn tốt), mặc dù vẫn có
thể dùng Partition Magic phân vùng cho HDD một cách bình thường.
2.
không Fdisk được: khi Fdisk báo lỗi no fixed disk present (đĩa cứng hiện
tại không thể phân chia) hoặc Fdisk được nhưng rất có thể máy sẽ bị
treo trong quá trình Fdisk.
3. không Format được HDD: khi tiến hành format đĩa cứng máy báo lỗi Bad Track 0 – Disk Unsable.
4.
khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation unit xxxx. Lúc
này máy báo cho ta biết cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi
lại cluster đó nhưng thông thường cái ta nhận được là một bad sector!
5.
đang chạy bất kì ứng dụng nào, nhận được một câu thông báo như Error
reading data on dirver C:, Retry, Abort, Ignore, fail? Hoặc A serious
error occur when reading driver C:, Retry or Abort?
6. khi chạy
Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề
mặt đĩa (surface scan) nào, ta sẽ gặp rất nhiều bad sector.

Cách khắc phục:

(tất
cả các chương trình giới thiệu dưới đây nằm gọn trong đĩa Hiren’s Boot
có bán ở các cửa hàng phần mềm tin học phiên bản 7.7 hoặc 7.Cool.
o Cách 1: Dùng partition Magic cắt bỏ chỗ bad.
Thực hiện như sau:
Đầu
tiên dùng chương trình NDD, khởi động từ đĩa Hiren’s Boot, ở menu của
chương trình chọn mục 6. Hard Disk Tools, chọn tiếp 6. Norton Utilities,
chọn 1.Norton Disk Doctor.
Sau khi dùng NDD xác định được vị trí bị
bad trên HDD, tiến hành chạy chương trình Partition Magic cắt bỏ phần bị
bad bằng cách đặt partition chứa đoạn hỏng đó thành Hide Partition.

dụ: khoảng bị bad từ 6.3GB đến 6.6GB, bạn chia lại partition, chọn
partition C đến 6GB, partition D bắt đầu từ 7GB, cứ như thế bạn tiến
hành loại bỏ hết hẳn phần bị bad.
Cách này sử dụng rất hiệu quả tuy nhiên nó chỉ khắc phục khi đĩa cứng của bạn có số lượng bad thấp.
Cách 2: dùng chương trình HDD Regenerator:
o
Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng một số sector trên mỗi track
hoặc cylinder, và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn
512bytes rất nhiều (tùy loại hãng đĩa). Như thế nếu như số sector bị bad
ít hơn số dự phòng còn tốt thì lúc này có thể HDD Regenerator sẽ lấy
những sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề
mặt đĩa trở nên “sạch“ hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng sector dự
phòng ổ cứng ít hơn thì ổ cứng sẽ còn bị bad một ít. Bạn có thể quay lại
cách 1.
Cách thực hiện:
Khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot.
Cửa sổ đầu tiên xuất hiện, chọn 6.Hard Disk Tools, chọn tiếp 2. HDD
Regenerator, bấm phím bất kì để xác nhận. Kế đến ở dòng Starting sector
(leave 0 to scan from the beginning) gõ vào dung lượng lớn nhất hiện có
của HDD, gõ xong bấm Enter để chương trình thực hiện. Thời gian chờ, tùy
thuộc vào dung lượng đĩa và số lượng bad.
*************************
Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của BIOS
Nguồn: PCWorld.com.vn
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó
chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình
kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy.Quá trình kiểm tra này
được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy
tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị
phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp.Nếu giải mã
được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian
trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính.
Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các
chip xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo
mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví
dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải
thay cả mainboard.
Bài này, chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ
dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên
bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi
nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được
đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được
tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của
BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó
chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM,
trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa
dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ
liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte
được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng
thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và
máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi
xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua
xem xét ổ đĩa C).
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI
1 tiếng
bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi
bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì
trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên,
xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn
có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả
năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.
2 tiếng bíp ngắn:
Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt
động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không
có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và
khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hong
5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
6
tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt
động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng
keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo
mạch chủ khác.
7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
8
tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu
bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi.
Thay card màn hình.
9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.
10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
BIOS PHOENIX
Tiếng
bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3
loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được
tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần
bíp.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.
3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4:
Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút
từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng
thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1:
Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ
xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng
nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.
***********************
Đảm bảo hoạt động cho máy in Laser
Máy in laser cá nhân thường không có được sự hỗ trợ kỹ thuật, vì vậy bạn cần biết cách giải quyết một số sự cố.
Tham
vấn wizard: Wizard Windows Printing Troubleshooter chỉ tập trung giải
quyết các trục trặc cơ bản, nhưng rất đáng tham khảo. Trong WinXP, bạn
chọn Start.Help and Suport, gõ list of troubleshooter vào trong hộp
Search, và nhấn . Nhấn List of troubleshooters trong khung
bên trái, chọn Printing trong cột troubleshooter ở bên phải, và làm theo
từng bước. Trong Win2000, bạn nhấn Start.Help, và chọn Troubleshooting
and Maintenance trên nhãn Contents. Chọn Win2000 troubleshooter, nhấn
Print trong danh sách các wizard troubleshouter ở khung bên phải, và làm
theo các bước hướng dẫn. Để mở wizard này trong WinMe, bạn nhấn
Start.Help, gõ troubleshooter vào hộp Search, và nhấn OK. Trong Win98,
bạn chọn Start.Help.Contents.Troubleshooting.Windows 98
Troubleshooter.Print, và làm theo wizard hướng dẩn.
Kiểm tra cơ bản:
Kiểm tra điện vào máy in. Cắm chặt các đầu nối cáp. Nhiều máy in có nút
điều khiển online/offline ở mặt trước và có thể bị vô tình chạm vào.
In
trang thử: Hầu hết các máy in đều có thể chạy quá trình tự kiểm tra nếu
bạn nhấn và giữ một hay nhiều nút trên panel điều khiển. Nếu như trang
kiểm tra tốt thì trục trặc nằm ở cáp dữ liệu, PC, hoặc phần mềm. Nếu
trang in thử không tốt, bạn tham khảo bảng “Những trục trặc phổ biến” để
tìm cách giải quyết.
Dùng thứ mới nhất: Cài đặt driver và phần mềm
mới nhất cho máy in. Cả hai thứ này đều có ở trang web của hãng sản
xuất. Để cài đặt driver mới trong WinXP, bạn chọn Start.Printers and
Faxes và chọn Add a Printer bên dưới Printer Tasks trên thanh Explorer
trong cửa sổ Printer and Faxes. Trong Win 2000/Me/98, bạn loại bỏ driver
của máy in và cài đặt lại. Chọn Start.Settings.Printers để mở cửa sổ
Printers. Nhấn phải máy in này, chọn Delete (chọn Yes nếu được hỏi xác
nhận), mở lại cửa sổ Printers nếu nó bị đóng, nhấn đúp Add Printer, và
hoàn tất việc cài đặt lại.
Chấm dứt kẹt giấy: Tháo bỏ các tờ giấy bị
kẹt bằng cách kéo chúng ra theo chiều thuận như khi in. Nếu máy in bị
kẹt thường xuyên, bạn ngắt điện khỏi máy, để cho máy nguội, tháo
cartridge mực ra ngoài, và kiểm tra xem có vật gì gây cản trở bên trong
không.
Kiểm tra đầu nối: Nếu máy in dùng đầu nối USB, bạn mở Device
Manager và tìm dấu X màu đỏ, hoặc dấu chấm than trong vòng tròn màu vàng
nằm kề bên những liệt kê thiết bị USB. (Trong Win XP/2000/Me, bạn nhấn
Start, nhấn phải My Computer, và chọn Properties.Hardware.Device
Manager. Trong Win98, bạn nhấn phải My Computer và chọn
Properties.Devices Manager). Những biểu tượng này có thể là dấu hiệu của
trục trặc trong kết nối máy in với PC. Nếu máy in ngưng hoạt động khi
hệ thống ra khỏi chế độ hibernate hay chế độ chờ (suspend), bạn nhấn đúp
lên từng Root Hub bên dưới mục USB, chọn Power Management, và bỏ chọn
đối với Allow the computer to turn off this device to save power. Trường
hợp đang dùng hub USB, bạn thử nối trực tiếp máy in với cổng USB trên
PC xem có giải quyết được trục trặc không.
*********************
Làm thế nào phát hiện lỗi bộ nhớ


Bạn gặp phải trục trặc hệ thống với nhiều lỗi hệ thống kì lạ và
nghi ngờ liệu có phải do những thanh nhớ RAM chất lượng kém ? Bài viết
này sẽ giúp bạn lần theo dấu vết và xác định nguồn gốc những lỗi đó.
Chiếc
máy tính chạy hệ điều hành Windows của bạn gặp lỗi mà không có lý do
nào cả ? Chuyện này cũng bình thường thôi, với hàng triệu dòng lệnh cho
Windows và các phần mềm, sai sót là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng nếu
nó có lặp lại nhiều lần vào những thời điểm lộn xộn lại là một vấn đề
khác. Trong trường hợp này, có nhiều khả năng bộ nhớ của máy tính bạn
đang sử dụng có vấn đề bất ổn. Bộ nhớ lỗi sẽ khiến cho máy tính không ổn
định và gặp nhiều lỗi khó xác định. Những lỗi này đôi khi khiến cho bạn
trở nên kẻ ngớ ngẩn trước những kĩ thuật viên ở các cửa hàng vì chúng
cực khó để tái hiện lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đề cập tới
các triệu chứng thường gặp của bộ nhớ bị lỗi cũng như tìm hiểu một số
phần mềm kiểm tra RAM sẽ giúp bạn rà soát các trục trặc có thể phát
sinh.
I – Khi bộ nhớ tốt gặp trục trặc:
Một thanh RAM máy tính bao
gồm nhiều chip nhớ Silicon hàn vào một bản mạch. Cấu trúc này khiến cho
bộ nhớ có tỉ lệ an toàn cao hơn nhiều so với các linh kiện khác trong
PC. Tuy nhiên nó lại là một trong những thành phần được sản xuất với số
lượng nhiều và nhanh nhất. Các chip DRAM được kiểm tra trước khi vận
chuyển đi. Quy trình này sẽ loại bỏ phần lớn các chip lỗi. Mặc dù vậy,
một thanh nhớ tốt có thể chuyển thành lỗi với vô vàn khả năng khác nhau.

Trước tiên cần đề cập tới vấn đề tĩnh điện từ những thao tác lắp
ráp hoặc vận hành thiết bị sai quy cách. Bạn nên tránh vuốt ve chó mèo
khi đang lắp cặp RAM 1GB đắt tiền mới mua. Tương tư như vậy, xung điện
hoặc những bộ nguồn kém chất lượng sẽ “luộc” cặp RAM của bạn nhanh hơn
trước khi bạn kịp nhận ra. Ngoài ra, nếu bạn là dân chơi ép xung, thao
tác ép điện RAM lên quá cao cũng sẽ làm hỏng những chủng loại RAM với
chip nhớ kém sức chịu đựng.
Lý do thứ hai chính là vấn đề bụi bặm
trong máy tính hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ gây ra chạm mạch giữa các
đoạn mạch gần nhau khiến cho RAM bị hỏng. Những tác động vật lý như rơi,
dính nước, nhiệt độ cao cũng có tác động xấu.
Một lý do nữa hiếm
xảy ra nhưng bạn cũng nên để ý đó là việc bo mạch chủ của bạn có các khe
RAM lỗi. Bất cứ thanh RAM nào tốt khi gắn vào các khe cắm lỗi cũng trở
nên bất ổn mặc dù chúng không phải như vậy.
Thật may mắn khi bộ nhớ
máy tính hiện đại được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn đồng loạt
nên có rất ít lỗi từ phía nhà sản xuất so với các sản phẩm linh kiện còn
lại. Đại đa số nơi bán đều cung cấp chế độ bảo hành lên tới vài năm.
Thậm chí những nhà sản xuất như Corsair, Crucial hay Kingston còn bảo
hành trọn đời cho các thanh RAM của họ. Tất nhiên người dùng phải trực
tiếp gửi về tận hãng sau thời hạn bảo hành do đại lý đặt ra.
II – Dấu hiệu nhận biết bộ nhớ bị lỗi:
Có hàng trăm, thậm chí
hàng ngàn dấu hiệu để người dùng xác định bộ nhớ gặp trục trặc, tuy
nhiên chúng ta hãy bắt đầu với nhưng thứ thông dụng nhất:
1. MÀn hình
xanh BSOD (Blue Screen of Death) trong khi bạn đang cài hệ điều hành
Windows 2000/XP. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bộ nhớ hoạt động
bất bình thường.
2. Trong khi chạy Windows 2000/XP, hệ thống thỉnh
thoảng phát sinh lỗi gây sụp ngẫu nhiên hoặc tự nhảy ra BSOD. Chi tiết
này đôi khi còn là do quá tải nhiệt nên bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng thêm
trước khi kết luận.
3. Lỗi trong khi bạn đang sử dụng những ứng dụng đòi hỏi nhiều RAM ví dụ như game 3D, các phép thử nghiệm, dịch mã, photoshop…
4. Hình ảnh trên màn hình bị vỡ, xé… lỗi này đôi khi còn do card đồ họa, bạn nên kiểm tra thêm.
5.
Máy tính không khởi động được. Dấu hiệu này đôi khi còn đi kèm thông
báo của BIOS về lỗi bộ nhớ với những tiếp bíp dài lặp lại liên tục. Đối
với trường hợp này, bạn không thể sử dụng các ứng dụng kiểm tra mà nên
yêu cầu có thiết bị chuyên dụng hoặc gửi trả RAM về nơi mua để nhận được
chế độ bảo hành thích hợp.
III – Thủ thuật kiểm tra lỗi bộ nhớ:
Trước khi tiến hành chạy
bất cứ chương trình kiểm tra nào được nêu ra dưới đây, bạn nên xác định
có bao nhiêu thanh nhớ RAM đang được sử dụng trong hệ thống. Nếu bạn đã
biết con số này, bạn có thể chuyển thẳng sang bước tiếp theo. Nếu không,
bạn mở nắp máy tính rồi xác định vị trí RAM trên bo mạch chủ tương tự
như trong hình bên (thường nằm ngay sát CPU). Chú ý không đụng tới những
thành phần có dán tem bảo hành. Thật chẳng thích thú chút nào khi vừa
phát hiện ra lỗi hệ thống vừa làm mât giá trị bảo hành của máy.
Các chương trình chẩn đoán bao gồm:
- Memtest86+ ([You must be registered and logged in to see this link.]
Cũng
tương tự như Windows Memory Diagnostic được nêu lên ở phía dưới bài
viết, Memtest86+ có hai phiên bản một trên đĩa mềm khởi động và một trên
CD. Phiên bản mới nhất của chương trình này còn nhận diện được một số
thông tin về máy tính ví dụ như số hiệu chipset, chủng loại CPU và tốc
độ bộ nhớ. Khả năng cơ bản của Memtest86+ là thực hiện nhiều phép thử ở
mức thường lẫn nâng cao với những khoảng thời gian và độ nặng biến đổi
liên tục. Điều này giúp cho bộ nhớ trải qua mọi điều kiện làm việc đa
dạng tạo khả năng cho lỗi xuất hiện dễ dàng hơn nếu chúng đang tiềm ẩn.
Để sử dụng chương trình, bạn tải về một trong hai phiên bản ảnh đĩa mềm
hoặc file ISO ảnh đĩa CDROM. Đối với file ảnh đĩa mềm, bạn chỉ việc chạy
nó và cho một đĩa mềm trống vào ổ, chương trình sẽ tự động tạo đĩa khởi
động. Vời CDROM, các bước phức tạp hơn vì sau khi tải được file ảnh CD
về máy, bạn phải sử dụng một trong các chương trình ghi đĩa chuyên dụng
ví dụ như Nero Burning ROM hay Easy CD Creator để ghi ra CD trắng dưới
dạng đĩa khởi động Boot-CD.
Sau khi xong, bạn khởi động lại máy tính ở
chế độ boot từ CD hay đĩa mềm (xác lập trong BIOS bằng cách nhấn phím
Del khi có thông báo hiện ra trên màn hình). Memtest sẽ tự động được
kích hoạt và kiểm tra bộ nhớ. Các thông tin chi tiết về hệ thống sẽ hiển
thị ở góc trái màn hình. Bạn có thể mở menu chức năng thông qua phím C
và chọn giữa các menu bằng các con số để thiết lập chế độ kiểm tra phù
hợp với nhu cầu của mình. Thông thường phép thử số 5 và số 8 là nặng nề
nhất.
- Docmem:
Docmem là một tiện ích của Simmtester và nó đã có
mặt trên thị trường từ rất lâu, tuy nhiên đa số được sử dụng trong các
cửa hàng máy tính hoặc trung tâm bảo hành. Mặc dù được phân phối miễn
phí nhưng để tải Docmem về máy tính của mình, bạn phải thực hiện việc
đăng kí tài khoản trên website của hãng tại ([You must be registered and logged in to see this link.] /products/doc/docinfo.asp)
Tương
tự như với Memtest, bạn phải cài đặt Docmem lên một đĩa mềm rồi dùng nó
để khởi động hệ thống. Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra bộ nhớ ở hai
chế độ nhanh (Quick Test) hoặc kéo dài thử độ bền (Burn-In), chế độ này
chỉ ngừng lại khi có lệnh của bạn. Bất cứ lỗi nhớ nào được phát hiện sẽ
hiện lên phía dưới màn hình.
- Windows Memory Diagnostic:
Đây là
một công cụ miễn phí của Microsoft với chức năng hoạt động tương tự như
Memtest. Nó có hai phiên bản đĩa mềm và đĩa CD ROM, cách cài đặt hoàn
toàn giống như Memtest. Tính năng của Windows Memory Diagnostic có phần
đơn giản hơn so với hai công cụ trên nhưng vẫn đầy đủ những phép thử cơ
bản và nâng cao. Thậm chí đôi khi nó còn có thể báo với bạn chính xác
thanh RAM nào bị lỗi (Rất tuyệt phải không nào). Sau khi kích hoạt thành
công chương trình, các phép thử sẽ lần lượt được tiến hành. Mỗi khi
muốn dừng lại, bạn nhấn phím X. Những lỗi phát sinh sẽ xuất hiện phía
dưới màn hình.
IV – Những bước cơ bản khắc phục lỗi:
Một khi bạn đã xác định
được rằng hệ thống của mình đang phát sinh lỗi khi kiểm tra bằng những
chương trình thử nghiệm ở trên, bước tiếp theo chính là vấn đề phải định
vị được nguồn gốc lỗi. Trong trường hợp lỗi nằm ở bộ nhớ, bạn chắc chắn
sẽ phải cần tới dịch vụ bảo hành và thay thế nên việc phải xác định
đúng thanh nhớ lỗi rất quan trọng.
Nếu chỉ có một thanh RAM trong
máy, mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần chạy thêm một hoặc
đủ ba ứng dụng đã nêu trên, nếu tất cả chúng đều báo lỗi, bạn hãy tháo
RAM và cắm sang khe khác rồi thử lại vì có thể khe cắm RAM trên bo mạch
chủ bị lỗi.
Chú ý khi thay khe RAM, bạn phải tắt điện toàn hệ thống
(rút dây nguồn là tốt nhất), rồi nhấn công tắc máy vài lần để xả hết
điện tích trong bộ nguồn. Sau đó nhấn hai đầu chốt giữ RAM để bật nó ra
khỏi khe cắm rồi đặt sang khe khác và nhấn nhẹ nhàng vào vị trí. Nếu làm
đúng thì hai chốt giữ sẽ tự động di chuyển vào vị trí khóa. Nếu không,
bạn kiểm tra lại xem có đặt thanh RAM vào khe ngược chiều hay không.
Khi
đã hoàn thành công việc, bạn hãy bật lại máy và tiếp tục chạy các
chương trình thử, nếu lỗi vẫn xảy ra thì có vẻ như thanh RAM của bạn cần
phải gửi đi bảo hành rồi đó.
Trong trường hợp hệ thống của bạn có
nhiều thanh RAM khác nhau (thường thấy trên các máy tính hiện đại do
công nghệ bộ nhớ kênh đôi Dual-Channel yêu cầu tối thiểu hai thanh RAM
giống nhau). Việc thử lỗi mất nhiều thời gian hơn do bạn phải tháo toàn
bộ RAM rồi thử chi tiết trên từng thành để nhận diện linh kiện có vấn
đề. Chú ý nếu tất cả các thanh RAM đều báo lỗi, bạn sẽ cần phải kiểm tra
lại cả bo mạch chủ hoặc CPU vì điều này cực kì hiếm khi xảy ra.
Ngoài
ra, nếu khi kiểm tra từng thanh bạn không gặp lỗi mà chỉ gặp lỗi khi
chạy ở nhiều thanh RAM, bạn nên xem lại các khe cắm RAM hoặc kiểm tra
thông số bộ nhớ trong phần Advance Chipset Configurations trong BIOS của
máy tính nhằm đảm bảo chúng được thiết lập đúng với chỉ số nhà sản xuất
RAM yêu cầu (chi tiết thông số thiết lập nâng cao có thể tham khảo thêm
tại [You must be registered and logged in to see this link.] ).

nhiên, bạn có thể tìm được nhiều thiết bị kiểm tra RAM chuyên nghiệp ví
dụ như một số sản phẩm của Innoventions. Những thiết bị như vậy ngoài
việc báo lỗi còn có thể chỉ rõ chi tiết từng đoạn mạch bị in lỗi trên
mỗi thanh nhớ. Tuy vậy, với mức giá hàng ngàn USD, nó phù hợp hơn cho
môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hơn là người dùng đơn lẻ. Trong điều
kiện tài chính tương đối hạn hẹp, những bước như đã nêu có lẽ vấn là sự
lựa chọn hàng đầu để phát hiện lỗi bộ nhớ trên máy tính PC.
*********************************
Giảm tiếng ồn cho máy tính
Thực hiện: Xuân Cường
Bạn có nghĩ những hệ thống máy tính hiện nay tạo ra quá nhiều
tiếng ồn không? Dù chúng ta đã bỏ không ít tiền để trang bị những bộ loa
chất lượng cao nhằm thưởng thức âm nhạc hay hơn, nhưng âm thanh từ loa
cộng với tiếng ồn phát ra từ máy tính làm cho gian phòng trở nên ầm ĩ và
hỗn loạn.
Nói chung, máy tính làm việc càng êm ái thì chúng ta càng
dễ chịu. Làm cho tiếng ồn của máy tính giảm đến mức chấp nhận được là
chuyện dễ dàng và không mấy tốn kém. Bạn không nhất thiết phải làm cho
máy tính trở nên hoàn toàn “câm lặng” (thực tế là không có bất kỳ biện
pháp nào để thực hiện điều đó), mà chỉ cần làm cho hệ thống vận hành
trong im lặng ở mức gọi là “tạm đủ”. Bài viết sẽ giúp bạn xác định và di
dời các bộ phận là thủ phạm chính gây ra những tiếng ồn khó chịu trong
máy tính.
Tiếng ồn và nhiệt độ
Bộ phận phát ra nhiều tiếng
ồn nhất trong hệ thống là quạt làm mát và hầu hết mọi máy tính đều được
trang bị cùng lúc nhiều thiết bị này. Ví dụ, máy tính Pentium 4 được PC
World Mỹ thử nghiệm khi thực hiện bài viết này được trang bị đến bốn
quạt làm mát: bộ nguồn cấp điện, CPU, card đồ họa và ở mặt sau thùng
máy.
Dĩ nhiên, những chiếc quạt này có chức năng làm mát cho các
mạch điện mỏng manh bên trong thùng máy và đó là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng. Tuy nhiên với những thiết bị phù hợp, bạn có thể vừa bảo vệ
máy tính để nhiệt độ không quá nóng vừa vận hành êm ái hơn.
Trước hết
bạn cần mua quạt làm mát mới. Loại quạt làm mát với tốc độ quay chậm
tuy phát ra ít tiếng ồn nhưng không thể cung cấp nhiều khí mát cho CPU
và các bộ phận trong thùng máy. Những loại quạt có kích thước lớn hơn có
thể quay chậm hơn nữa nhưng chúng thổi được nhiều không khí mát vào bên
trong hơn. Tuy nhiên vì cánh quạt quá to nên có thể không vừa với thùng
máy. Một số loại quạt làm mát đắt tiền (khoảng 20 USD trở lên thay vì
chỉ 2 USD như thông thường) có cùng kích thước và tốc độ được thiết kế
đặc biệt nhằm giảm thiểu tiếng ồn. Cuối cùng, bạn có thể giảm bớt phụ
thuộc vào quạt làm mát bằng cách lắp những phiến tỏa nhiệt hiệu quả cao
trên CPU và những nơi khác trong hệ thống.
Để đánh giá nhiệt độ của
hệ thống, bạn có thể dùng một chương trình theo dõi nhiệt độ. Thông
thường, các máy tính hoặc bo mạch chủ đều đi kèm một chương trình như
vậy, hãng sản xuất máy tính cũng có thể cung cấp cho bạn dưới dạng một
phần mềm tải về miễn phí từ Internet. Nếu máy tính của bạn không có công
cụ này, hãy dùng thử tiện ích Motherboard Monitor miễn phí của Alex Van
Kaam (tải về tại [You must be registered and logged in to see this link.] ID: 47642; xem hình 1). Chương
trình này cho biết nhiệt độ của máy tính và thậm chí đưa ra thông tin
cảnh báo khi nhiệt độ trong thùng máy xấp xỉ mức nguy hiểm được bạn
thiết lập sẵn. Một phương án khác là dùng tiện ích CPUCool giá 15USD của
Podien (tải về bản dùng thử tại find.pcworld.com/48561).
Trước khi
mở thùng máy và động đến các bộ phận bên trong, bạn phải nhớ kỹ một số
biện pháp an toàn: Rút cáp điện ra khỏi ổ cắm (ở cả hai đầu). Đối với
mọi bộ phận không phải là ổ đĩa, bạn để nằm máy tính với bo mạch chủ ở
dưới đáy, khi tháo một bộ phận, bạn mở tất cả các vít rồi mới nhấc nó
ra. Và khi lắp một bộ phận vào, bạn cắm tất cả các vít, vặn nửa vòng rồi
mới vặn chặt. Sau khi xong mọi việc, cắm cáp nguồn và bật điện máy
tính, nếu máy hoạt động tốt, bạn hãy tắt điện một lần nữa, tháo cáp
điện, đóng thùng máy lại và sau đó mới cắm lại cáp nguồn.
Xác định nguyên nhân gây ồn
Việc
thay tất cả các bộ phận gây ồn trong máy tính sẽ lãng phí nhiều thời
gian và tiền bạc, cho nên bạn hãy bắt đầu với thiết bị phát ra tiếng ồn
lớn nhất. Nếu máy vẫn còn quá ồn, hãy tiếp tục thay bộ phận phát ra
tiếng ồn ở mức thứ hai.
Để xác định nguồn gốc tiếng ồn, bạn dùng ống
thử Cardboard Tube Test thông dụng. Bằng cách đặt một đầu của ống có gắn
loa giấy vào tai, đầu kia đặt gần ổ đĩa, quạt làm mát và các thiết bị
khác trong thùng máy, bạn có thể xác dịnh đâu là bộ phận ồn nhất.
Nếu
ống thử này không đủ tin cậy, bạn có thể dùng biện pháp Elimination
Test: tắt và mở lần lượt các quạt làm mát và ổ đĩa cứng để xem thử thiết
bị nào gây ồn nhất (không có gì nguy hiểm khi máy tính với thùng máy
được mở hoạt động không có quạt trong vài giây). Để làm “câm” một chiếc
quạt làm mát hay một đĩa cứng (bộ phận gây ồn chủ yếu ngoài quạt), bạn
hãy tháo điện cung cấp cho thiết bị đó (phải bảo đảm máy tính đã được
ngắt điện trước đó). Quạt làm mát thường được nối điện qua một chân cắm
nhỏ (ba lỗ) trên bo mạch chủ; ổ cứng thì dùng đầu nối lớn có bốn chân từ
bộ nguồn máy tính. Cắm lại cáp điện của máy tính vào ổ cắm, bật máy lên
và chú ý lắng nghe mà không dùng đến ống Cardboard.
Đương nhiên,
phương pháp này không thể thực hiện được đối với quạt trên bộ nguồn vì
bạn không thể ngắt điện cung cấp cho thiết bị này. Nếu máy tính đã tắt
điện nhưng vẫn cắm cáp điện vào ổ cắm, bạn hãy cài một que tăm nhỏ vào
giữa các cánh quạt và giữ nó ở đó trong khi bật điện máy tính; nếu máy
tính trở nên yên tĩnh thì bạn đã tìm ra thủ phạm.
Bộ nguồn cấp điện
thường là thiết bị đầu tiên mà bạn muốn thay, vì quạt làm mát bên trong
thiết bị này thường gây ồn nhất trong thùng máy. Hãy tìm một bộ nguồn
thay thế mới có công suất ít nhất cũng phải bằng công suất của bộ nguồn
đang sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ bộ nguồn công suất lớn có khả năng
dự phòng cho việc nâng cấp thiết bị trong tương lai thường có giá cao
hơn và phát ra nhiều tiếng ồn hơn so với những bộ nguồn công suất nhỏ.
Bạn
có thể dùng bộ nguồn S12-330 của Saesonic có công suất 330 watt (find.
pcworld.com/48562; xem hình 2) được bán trên mạng với giá khoảng 60 USD.
Với cỡ cánh 120 mm, quạt làm mát này quay chậm hơn và phát ra tiếng ồn
nhỏ hơn so với loại quạt có cỡ cánh 80mm phổ biến trong hầu hết các bộ
nguồn hiện nay. Thậm chí, sản phẩm này còn cho phép làm chậm tốc độ của
quạt làm mát CPU và quạt ở mặt sau thùng máy.
Nếu bộ nguồn Seasonic
chưa làm bạn hài lòng, thì thử dùng bộ nguồn Phantom 500 của Antec có
công suất 500 Wat (find.pcworld.com /48564). Bộ nguồn này hoạt động
tuyệt đối yên tĩnh trong hầu hết thời gian. Tuy nhiên, Phantom 500 có
kích thước to, nặng và rất đắt (giá trên mạng khoảng 175 USD). Thân bộ
nguồn Phantom đồng thời là bộ phận tản nhiệt và quạt làm mát chỉ hoạt
động khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng được người dùng định sẵn. Dù vậy, đối
với nhiều người, sự im lặng tuyệt đối không tốt bằng khi làm việc với
một chút tiếng ồn. Người dùng có thể dễ dàng chấp nhận tiếng ồn nhỏ
thường xuyên hơn là lúc ồn lúc không.
Việc lắp đặt bộ nguồn mới cũng
không có gì khó khăn. Bạn chỉ cần tháo điện cung cấp cho bo mạch chủ và
các ổ đĩa, tháo vít và nhấc bộ nguồn cũ ra. Sau đó, đặt bộ nguồn mới
vào, vặn chặt các vít và cắm mọi thứ như cũ. Bộ nguồn Seasonic và Antec
có kèm theo hướng dẫn lắp đặt nhưng không phải mọi nhà sản xuất đều có.
Nếu
máy tính sử dụng quạt làm mát gắn vào thùng máy (chứ không phải gắn vào
CPU, bộ nguồn hay các thiết bị khác) thì bạn có thể thay bằng loại khác
ít ồn hơn. Quạt làm mát kích thước 92mm trong máy tính thử nghiệm là bộ
phận phát ra nhiều tiếng ồn nhất. Giải pháp tốt nhất là thay thế bằng
một quạt lớn hơn, nhưng rất khó vì thùng máy của bạn có nhiều khả năng
không có chỗ trống cho quạt kích thước 120 mm. Ngoài ra, việc dùng quạt
tốt hơn (và có lẽ quay chậm hơn) sẽ làm giảm tiếng ồn của hệ thống.
Hãng
News sản xuất các loại quạt làm mát gắn vào thùng máy không gây ồn với
nhiều kích cỡ khác nhau, có giá dưới 20 USD. Các quạt này không có bản
hướng dẫn lắp đặt, nhưng việc thay thế chúng khá đơn giản: chỉ cần tháo
dây cấp điện cho quạt cũ, tháo quạt, lắp quạt mới vào và cắm lại dây cấp
điện. Quạt làm mát Real Silent 92mm của Nexus (find.pcworld.com/58566;
xem hình 3) đã làm việc tốt trong hệ thống thử nghiệm của PC World Mỹ.
Chỉ còn một bận tâm nhỏ: chương trình theo dõi các thông số trên bo mạch
chủ cho thấy quạt này chỉ quay bằng nửa tốc độ của quạt cũ. Tuy nhiên,
tốc độ này không làm cho nhiệt độ của máy tính tăng lên.
Hầu hết các ổ
đĩa cứng đều không có quạt làm mát nhưng chúng vẫn gây ra nhiều tiếng
ồn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, có nhiều model mới ít gây tiếng
ồn vì chúng dùng trục dạng lưu chất thay cho trục bi. Cho nên, nếu bạn
cần máy tính hoạt động “êm ái” hơn thì đây là cơ hội tốt để nâng cấp đĩa
cứng.
Bọc kín đĩa cứng
Một biện pháp khác, bạn có thể đặt
đĩa cứng đang dùng vào trong hộp cách âm lắp vừa vào khoang 5,25 inch
(dùng cho ổ CD hoặc DVD) như loại Nexus Drive-A-Way có giá khoảng 60 USD
(find.pcworld.com/48568). Nhóm thử nghiệm đã tiến hành lắp đặt thiết bị
này với vài trục trặc nhỏ trước khi đọc được hướng dẫn được ghi dưới
đáy hộp. Drive-Way đã hoàn toàn triệt tiêu tiếng ồn của đĩa cứng trên
máy tính thử nghiệm.
Bộ phận làm mát CPU hiệu quả nhất là phiến tản
nhiệt nhỏ cùng với một quạt rẻ tiền nhưng nhiều tiếng ồn. Thêm một ít
tiền, bạn có thể mua được loại tốt hơn. Tuy nhiên, việc thay bộ phận làm
mát cho CPU không thể thực hiện dễ dàng. Một phần của khó khăn này là
kích thước phải tuyệt đối chính xác. Bộ phận làm mát CPU không gây ồn có
thể khá kềnh càng, với phiến tản nhiệt giống như các ngôi nhà cao tầng
thu nhỏ, được gắn với quạt có kích thước bằng máy nghe đĩa xách tay. Bạn
phải bảo đảm bộ làm mát mới này lắp vừa trên bo mạch chủ và đế cắm CPU
(socket). Có thể bạn biết rõ mình có loại bộ vi xử lý nào, nhưng một số
CPU có khả năng phù hợp với nhiều loại đế cắm. Hãy tham khảo tài liệu kỹ
thuật đi kèm của máy hoặc bo mạch chủ (hay website của hãng sản xuất).
Khi
đã tìm được bộ làm mát cần thiết, bạn phải tiến hành lắp đặt. Trước hết
phải tháo bỏ bộ làm mát cũ. Nhiều khả năng bộ làm mát cũ được kẹp vào
đế cắm bằng những cách mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt và ở những
nơi không thể thao tác được bằng tay. Tiếp theo, bạn hãy lau sạch lớp
kem dẫn nhiệt cũ trên mặt CPU, rồi bôi một lớp mỏng kem mới (bộ làm mát
mới có thể kèm theo ống kem này). Cuối cùng, bạn cài bộ làm mát vào
trong các kẹp giữ.
Đối với các bo mạch chủ hỗ trợ socket 478, bạn nên
dùng bộ phận làm mát Freezer 4 tương đối gọn của Arctic Cooling
(find.pcworld.com/48570; xem hình 4). Mặc dù thiết bị này hoạt động
không “êm” bằng một loại kích thước lớn khác, nhưng Freezer 4 có nhiều
khả năng lắp vừa trong máy tính thông thường và có giá bán trên mạng vào
khoảng 30 USD (Arctic Cooling cũng cung cấp các bộ làm mát dùng cho
những dạng đế cắm khác).
Nếu việc thay bộ làm mát CPU trong máy tính
làm bạn quá nản lòng, hãy đừng xem xét đến việc thay đổi các quạt làm
mát nhỏ được gắn trên card đồ họa. Loại quạt này thường không gây ồn
đáng kể, và việc thao tác trên card đồ họa là một việc làm hết sức nguy
hiểm.
Chúng tôi cũng khuyên các bạn không nên thực hiện ngăn cách
thùng máy. Việc dùng vật liệu cao su xốp gắn bên trong thùng máy để cách
âm thường mất nhiều công sức nhưng hiệu quả đạt được lại không đáng kể.

Xuân Cường
PC World Mỹ 10/2005

************************************************
Tổng hợp về những vấn đề liên quan đến ổ cứng!
Tỏng hợp từ Echip.com.vn và PCWorld
Những bí ẩn của ổ đĩa cứng
Giới hạn 32GB của FAT32 trong Windows 2000
Theo
lý thuyết, kích thước của phân vùng (partition) đĩa đối với FAT32 trong
Windows 2000 là 2 TB (Terrabytes) (xấp xĩ 2000GB). Tuy nhiên, trên thực
tế kích thước lớn nhất của một phân vùng (cũng là kích thước của một ổ
đĩa logic) khi sử dụng FAT32 là 32GB.
Lưu ý: Khi cố gắng định dạng
một phân vùng đĩa FAT32 lớn hơn 32GB, việc định dạng sẽ kết thúc thất
bại ở gần cuối quá trình với thông báo lỗi sau đây: Logical Disk
Manager: Volume size too big.
Như vậy nếu bạn có một đĩa cứng từ 40GB
trở lên bạn nên chia thành nhiều phân vùng, mỗi phân vùng có kích thước
tối đa là 32GB, nếu bạn quyết định sử dụng hệ thống tập tin FAT32.
Thiếu sót vùng đĩa trống (Free Space Flaw) của FAT32
Hiện
tượng Free Space Flaw (Thiếu sót vùng đĩa trống) là một sơ sót nhỏ đối
với hệ thống FAT32, nó làm cho Windows thỉnh thoảng không báo đúng dung
lượng đĩa còn trống (ví dụ nó báo chỉ còn vài chục MB đĩa trống, trong
khi thực tế là hơn 500 MB), đặc biệt là khi máy tính của bạn bị “treo”
hay tắt máy “không đúng thủ tục” (do cúp điện chẳng hạn).
Tình trạng
này không có gì nguy hiểm và tất cả những gì bạn cần làm để sửa chữa là
chạy tiện ích Scandisk (scandskw.exe trong Windows, scandisk.exe trong
DOS). Nên nhớ rằng Scandisk chỉ giải quyết nhất thời, vấn đề này vẫn có
thể xảy ra sau đó mỗi khi máy của bạn bị “treo” hay bạn tắt máy không
đúng cách.
Lưu ý:
* Windows 95 OSR 2.x và các Windows 9x sau này
được cài đặt chế độ tự động chạy Scandisk mỗi khi hệ thống của Bạn bị
tắt không đúng “thủ tục”.
* Thiếu sót này chỉ ảnh hưởng đến vùng đĩa trống do Windows tính toán chứ không phải là nguồn gốc của việc mất dữ liệu.
DMA
Tương
tự như ổ CD (xem bài DMA và những vấn đề liên quan đến ổ CD và CD R/W ở
báo e-Chip số 4), khi thiết lập đặc tính hỗ trợ DMA cho ổ đĩa cứng bạn
có thể làm cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơn nếu hệ thống của bạn đáp
ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật (loại chipset trên bo mạch chủ hỗ
trợ Bus Mastering DMA, trình điều khiển thiết bị thích hợp, ổ cứng hổ
trợ DMA). Ngược lại, bạn cũng có thể gặp nhiều rắc rối với nó. Có một
điều lạc quan là hiện nay hết các bo mạch chủ và ổ cứng có mặt trên thị
trường trong thời gian gần đây đều hỗ trợ UDMA.
Ổ đĩa cứng quá nóng
Nói
chung khi nhiệt độ trong máy tăng lên quá cao (do quạt thoát nhiệt bị
hư hay hệ thống thoát nhiệt không hiệu quả) có thể gây ra nhiều sự cố
đau đầu nếu bạn chưa có kinh nghiệm về chuyện này. Riêng về đĩa cứng,
nếu nhiệt độ trong môi trường gần nó tăng cao có thể gây ra lỗi khi ghi
đĩa (disk write errors). Nếu bạn để ý thấy khi máy mới chạy thì không có
gì xảy ra, nhưng khi chạy được một thời gian (khoảng 30 phút) máy bắt
đầu báo lỗi thì bạn có thể nghi ngờ hệ thống thoát nhiệt của bạn có vấn
đề.
Quạt làm mát
Có một số đĩa cứng được tăng cường làm mát bằng
cách gắn thêm quạt ở mặt dưới của đĩa (phần gắn bo mạch). Tuy nhiên, nếu
quạt có chất lượng “dỏm” thì sau một thời gian quạt bị trục trặc (chạy
chậm, “giật cục” hay không khởi động nổi) và điều này có thể làm ảnh
hưởng đến đĩa cứng, thậm chí có thể làm hư đĩa cứng. Nếu bạn cảm thấy
máy của bạn đặt ở nơi thoáng mát, hoặc trong phòng lạnh thì bạn có thể
không cần sử dụng quạt làm mát này bằng cách ngắt nguồn cấp điện cho
quạt hoặc thay bằng một quạt đảm bảo chất lượng cao để bảo vệ ổ đĩa
cứng.
Những thông số “biết nói”
Khi m.u.a đĩa cứng thường bạn chỉ
quan tâm đến dung lượng đĩa cứng, tốc độ ATA, tốc độ quay (5400, 7200
RPM…) chứ bạn ít khi quan tâm đến những thông số khác. Thực ra, đĩa cứng
còn nhiều thông số “biết nói” khác giúp bạn dễ dàng nhận định chất
lượng của đĩa cứng hoặc khi nghe quảng cáo về một đĩa cứng mới bạn cũng
không cảm thấy “ù ù, cạc cạc”.
ĐẶC TRƯNG KỶ THUẬT
TÁC DỤNG
9, 11MS AVERAGE SEEK TIME Truy xuất nhanh (càng nhỏ càng tốt)
AT/IDE INTERFACE Giao diện thông dụng nhất – Tiết kiệm hơn
300,000 / 500,000 HOURS MTBF Tuổi thọ cao, bền
8.33MB/SEC DIRECT MEMORY ACCESS Hiệu suất đĩa và hệ thống được cải thiện
POWER MANAGEMENT FOR GREEN PC Tiêu thụ ít năng lượng
SELF DIAGNOSTICS Xác nhận chất lượng và độ tin cậy của ổ đĩa
SHOCK & VIBRATION Đã kiểm tra hoạt động dưới những điều kiện bất thường (như va đập hay rung động)
HIGHER RPM MOTOR Tăng hiệu suất chung của ổ đĩa
DATA TRANSFER RATE Luồng lưu thông dữ liệu nhanh hơn
AUTO PARKING & LOAD Giảm thiểu nguy cơ làm hỏng đĩa cứng
AUTO REASSIGN DEFECTIVE SECTOR Tính toàn vẹn dữ liệu được nâng cao
BUFFER Tốc độ truyền dẫn dữ liệu được nâng cao
VARIETY OF HIGH CAPACITY DRIVES Cần thiết cho nhiều đối tượng sử dụng cũng như nhiều ứng dụng khác nhau
FORMATTED CAPACITY Ổ đĩa cung cấp thêm nhiều vùng lưu trữ
ENHANCED IDE COMPLIANT/FAST ATA Có khả năng tương thích hoàn toàn


Tối ưu hóa hoạt động của đĩa cứng
Khi các máy vi tính trở nên mạnh mẽ hơn, với các bộ vi xử lý lên
đến hàng gigahertz (GHz) và giá RAM giảm nhanh, bạn sẽ nhận thấy rằng hệ
thống của bạn vẫn còn bị “ùn tắc” (tức hiệu ứng “nghẹt cổ chai”) ngay ở
việc truy xuất đĩa cứng. Mặc dù bạn không đủ giàu như… Bill Gate để sắm
một dãy đĩa SCSI cao tốc (high-speed SCSI disk arrays) cho máy của bạn,
nhưng bạn vẫn có cách tối ưu hóa hoạt động của đĩa cứng, nhờ đó làm
tăng khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống. Trong bài này, chúng ta sẽ
cùng khảo sát một số cách có thể làm cho ổ cứng đạt được hiệu suất tối
đa mà nó có thể cung cấp được.
Các hệ thống tập tin và tính hiệu quả
Windows
2000 hổ trợ các hệ thống tập tin FAT16 (FAT), FAT32 và NTFS. Có nhiều
lý do thuyết phục để sử dụng NTFS trên tất cả các phân vùng đĩa cứng của
bạn. Việc mã hoá tập tin (File encryption), nén tập tin, cấp hạn ngạch
đĩa (disk quotas), tính bảo mật ở mức độ từng tập tin, và những đặc
trưng khác của Windows 2000 đòi hỏi NTFS; Bạn không thể sử dụng các đặc
tính này trên các phân vùng được định dạng trong các hệ thống tập tin
FAT. Vì NTFS là một hệ thống tập tin mạnh hơn, nó cũng đòi hỏi sự phục
vụ nhiều hơn của hệ thống (tức là làm cho hiệu suất của hệ thống giảm đi
chút xíu). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự khác biệt nhỏ về
hiệu suất không đáng kể so với những ưu điểm nó mang lại.
Định dạng so với chuyển đổi

một điều mà nhiều người không để ý là bạn có thể tăng hiệu suất hoạt
động của đĩa cứng bằng cách tiến hành định dạng sạch trong NTFS. Windows
2000 cho phép bạn chuyển đổi từ một phân vùng FAT hay FAT32 thành NTFS,
nhưng một đĩa được chuyển đổi sẽ không “ngon lành” như một đĩa được
định dạng ở NTFS ngay từ đầu. Như vậy, nếu bạn phải chọn lựa giữa chuyển
đổi và định dạng, bạn có thể cần lưu lại dữ liệu và định dạng phân vùng
ở NTFS.
Lời khuyên
Nhớ lưu lại bất kỳ dữ liệu nào
trên đĩa FAT/FAT32 trước khi bạn định dạng nó ở NTFS, vì việc định dạng
làm cho bạn bị mất tất cả dữ liệu trên phân vùng.
Tinh chỉnh hiệu suất của NTFS
Bằng
cách vô hiệu hóa các chức năng và những đặc tính không cần thiết, bạn
có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của NTFS. Do khả năng tương thích
“lùi” (backward compatibility), NTFS tạo ra một tập tin “tám-chấm-ba”
(tên tập tin kiểu MS-DOS) song hành với tên tập tin dài mà bạn gán cho
một tập tin. Nếu bạn không chia xẽ các tập tin với các hệ điều hành
16-bit (MS-DOS, Windows 3.x) hay các ứng dụng chạy dưới dấu nhắc DOS
(như Foxpro for DOS chẳng hạn), bạn không cần đến đặc tính này. Khi vô
hiệu hóa việc tạo tự động các tên ngắn sẽ loại trừ “phí tổn” cần để thực
hiện nhiệm vụ này và nâng cao hiệu suất. Một đặc tính khác của NTFS có
thể cho vô hiệu hóa để cải thiện hiệu suất là tự động cập nhật dấu
ngày/giờ (cho biết thời gian truy cập gần đây nhất) khi bạn lướt qua một
thư mục. Cả hai sự điều chỉnh nhằm tinh chỉnh hiệu suất đĩa cứng này
đòi hỏi bạn phải điều chỉnh Registry. Nhớ luôn luôn thận trọng khi thay
đổi trực tiếp đối với Registry.
Lời khuyên
Trên các
phân vùng NTFS nhỏ thì ảnh hưởng về hiệu suất do việc tự động cập nhật
ngày/giờ truy cập gần đây nhất có thể không đáng kể nhưng trên các phân
vùng lớn thì khá đáng kể.
Từ lệnh Run trên trình đơn Start, đánh Regedit hay Regedt32 và truy xuất khóa dưới đây (xem Hình A):
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\FileSystem
Hình A
Bạn có thể nâng cao hiệu suất hoạt động của đĩa cứng
bằng cách điều chỉnh Registry để vô hiệu hóa các đặc tính NTFS không cần
thiết.
Để vô hiệu hóa các tên tập tin ngắn, thay đổi trị của
NtfsDisable8dot3NameCreation thành 1. Để vô hiệu hóa việc cập nhật nhãn
thời gian truy cập gần đây nhất, thay đổi trị của
NtfsDisableLastAccessUpdate thành 1. Nếu mục kiện chưa có sẳn, bạn sẽ
phải tạo nó.
Các đĩa động (Dynamic disks)
Windows 2000 hổ
trợ việc tạo một kiểu đĩa mới (cách thức truyền thống để tổ chức các đĩa
là chia chúng thành các phân vùng, được gọi là một đĩa cơ bản – basic
disk), kiểu đĩa mới này, có tên gọi là các đĩa động (dynamic disks), hổ
trợ các cấp RAID phần mềm 0, 1, và 5. Các cấp RAID này cung cấp khả năng
chịu đựng sai sót (fault tolerance) và cũng có thể làm tăng hiệu suất.
Các cấp RAID chịu đựng sai sót (1 và 5) chỉ có sẳn trên Windows 2000
Server, nhưng Windows 2000 Professional cho phép bạn tạo striped volumes
trên các đĩa động.

Lời khuyên

Mặc nhiên, các
đia được cấu hình như là các đĩa cơ bản. Để chuyển đổi một đĩa cơ bản
thành đĩa động, mở Disk Manager (bấm nút phải con chuột trên My
Computer, chọn Manage, và chọn Storage | Disk Management trong khung cửa
sổ bên trái). Bấm nút phải chuột trên ổ đĩa trong ô cửa sổ bên phải và
chọn Upgrade To Dynamic Disk (trong Windows 2000 Server). Lưu ý là bạn
không thể đảo ngược quá trình và “giáng cấp” về đĩa cơ bản mà không làm
mất tất cả các dữ liệu trên đĩa.

Hiệu quả hoạt động của các striped volumes

Các
Striped volumes (RAID 0) không có tác dụng gì về mặt chịu đựng sai sót.
Mục đích của việc tạo một volum RAID 0 là để nâng cao hiệu suất của
đĩa. Một Striped volume rãi dữ liệu xuyên suốt qua hai hay nhiều đĩa
cứng vật lý, các đĩa cứng này tạo thành một đĩa trên phương diện logic,
theo “sọc” (tức ghi luân phiên các kh?i dữ liệu trên đĩa thứ nhất, đến
thứ hai,… rồi lại quay trở lại đĩa thứ nhất và cứ như thế). Thông lượng
(hay năng suất chuyển tải dữ liệu) được tăng lên, vì hệ điều hành có thể
truy xuất đồng thời cả hai đĩa. Striped volumes cung cấp hiệu suất tốt
nhất trong tất cả các loại volums của Windows 2000.

”Đoàn tụ” đĩa cứng

Phân
mãnh đĩa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với việc làm
suy giảm hiệu suất đĩa cứng. Một đĩa cứng bị phân mãnh khi các tập tin
bị xóa và các tập tin mới được ghi lên đĩa, vì các tập tin mới không
được lưu trữ trong các liên cung kề cận nhau. Điều này làm tăng thời
gian tìm kiếm vì hệ thống phải tìm tất cả các “mãnh” của tập tin đã bị
phân chia tứ tán trong các vị trí vật lý khác nhau trên đĩa.
Một công
cụ “đoàn tụ” đĩa cứng tái sắp xếp lại dữ liệu trên đĩa sao cho các tập
tin được lưu trữ trên các liên cung liền kề nhau. Windows 2000
Professional chứa một công cụ gọi là Disk Defragmenter, truy xuất bằng
Computer Management hay thông qua Start | Programs | Accessories |
System Tools. Bạn nên sử dụng công cụ Disk Defragmenter để phân tích các
đĩa cứng của bạn thường xuyên (như mô tả trong Hình B) và “đoàn tụ” khi
cần thiết. Điều này có thể làm tăng tốc độ truy cập đĩa đáng kể.
Hình B
Bạn nên phân tích đĩa thường xuyên và “đoàn tụ” khi cần.
Kết luận
Hiện
tượng thắt cổ chai ở đĩa cứng là “kẻ tội đồ” đáng nghi nhất khi máy
chạy Windows 2000 Professional (kể cả bất kỳ hệ điều hành nào) bị chậm
lại. Ta cần phải thực hiện một số thao tác để tối ưu hóa hiệu suất đĩa
cứng và tăng tốc độ chung cho cả hệ thống trước khi móc “hầu bao” cho
việc nâng cấp phần cứng.


“Bắt mạch đĩa cứng” dùm bạn
Hỏi: Máy của tôi gần đây chạy chậm và hay bị treo máy. Tôi cho
chạy ScanDisk với kiểu kiểm tra (Type of test) là Thorough và chọn
Automatically fix errors (tự động sửa lỗi) nhưng chỉ chạy được khoảng
10% thì máy bị đứng. Có cách nào để khắc phục không?
Đáp: Khi chạy
ScanDisk, chọn kiểu kiểm tra là Throrough và bấm chọn nút Options… Khi
xuất hiện khung thoại “Surface Scan Options”, chọn “Data area only” và
“Do not perform write-testing” (xem hình), rồi bấm OK, bấm Start để bắt
đầu kiểm tra đĩa. Nếu đĩa cứng không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng thì
hy vọng bạn vượt qua được “cửa ải” này. Nếu kiểm tra thành công, Bạn có
thể chạy lại ScanDisk nhưng lần này chọn “System area only” (tất nhiên
vẫn chọn “Do not perform write-testing”). Nếu việc kiểm tra lần thứ hai
diễn ra suôn sẽ thì bạn thử cho chạy lại ScanDisk lần thứ ba nhưng lần
này chọn “System and data areas” và không chọn “Do not perform
write-testing”.
- Nếu lần kiểm tra thứ ba máy bị treo thì đĩa cứng của bạn có thể
gặp vấn đề khi ghi lên đĩa. Có nhiều nguyên nhân như: đĩa cứng có “lỗi”
về phần cứng, máy bị virus, trình điều khiển thiết bị đĩa cứng bị hư,
có tranh chấp giữa các phần mềm không tương thích, đĩa cứng quá nóng…
Trước khi “cầu cứu” chuyên gia, bạn thử thực hiện các bước dưới đây:
- Tắt máy, chờ cho máy nguội khoảng 30 phút.
- Kiểm tra các cáp nguồn và cáp dữ liệu nối với đĩa cứng xem có bị lỏng không. Nếu có thì gắn lại cho chặc.
-
Bật máy lại. Nếu máy khởi động vào Windows bình thường, lưu lại tất cả
những dữ liệu cần thiết (phòng khi đĩa sắp bị hư thật sự). Đây là bước
quan trọng mà bạn nên làm ngay.
- Quét virus.
- Gỡ bỏ bớt những phần mềm mới cài đặt trong thời gian gần đây hay phần mềm mà bạn thấy không cần thiết.
-
Nạp lại (từ đĩa kèm theo bo mạch chủ) hay nâng cấp trình điều khiển
thiết bị đĩa cứng (download từ web site của hãng sản xuất bo mạch chủ
trên internet).
- Nếu tất cả các bước trên cũng không giải quyết được
vấn đề, có lẽ bạn phải thực hiện bước sau cùng (dù bạn không hề muốn)
là cài lại hệ điều hành Windows (nếu đĩa vẫn còn đọc/ghi bình thường).
Hỏi:
Khi chạy bất kỳ ứng dụng nào, tôi để ý thấy khi nó bắt đầu thực hiện
tác vụ ghi lên đĩa cứng là xuất hiện thông báo lỗi “Serious Disk Error
Writing” (lỗi ghi đĩa nghiêm trọng). Có phải đĩa cứng của tôi sắp bị hư
không? Tôi phải xử lý như thế nào đây?
Đáp: Chờ một “xị” (xí), đóng
tất cả các chương trình đang chạy khác, thử cho thực hiện lại tác vụ ghi
đĩa (bằng cách nhấn nút Retry chẳng hạn). Nếu vẫn không có tác dụng,
bạn thử cho chạy chương trình ScanDisk: chọn Windows
Start/Programs/Accessories/System Tools/Scandisk. Chọn ổ đĩa cứng, bấm
chọn Thorough, và sau đó bấm chọn Start. Nếu Scandisk bị đứng, thử đóng
lại và khởi động lại ScanDisk. Nếu Scandisk báo lỗi mà nó có thể khắc
phục được, bấm Finish và kiểm tra xem lỗi có được khắc phục không. Nếu
Scandisk báo là không thể khắc phục được (có thể do sự cố phần cứng hay
hư hỏng vật lý), bạn tắt máy và tháo nắp máy để kiểm tra bên trong. Kiểm
tra lại các đầu cáp nốiì (gắn chặt nếu cần) đồng thời kiểm tra xem
nhiệt độ môi trường. Nếu máy quá nóng, bạn cần chờ khoảng 30 phút đến
một tiếng cho máy nguội hẳn sau đó bật máy trở lại. Nếu máy vào được
Windows bình thường và không báo lỗi ghi đĩa thì cáp lỏng hay máy quá
nóng là nguyên nhân của vấn đề, lúc này bạn nên tranh thủ sao lưu tất cả
các dữ liệu cần thiết lên ổ đĩa khác. Nếu lỗi ghi đĩa vẫn tiếp tục xuất
hiện và máy cũng không quá nóng thì đĩa cứng của bạn có trục trặc về
vật lý, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp nếu còn thời gian bảo hành.
Hỏi: Tại sao hệ thống của tôi (chạy Windows 2000) bị treo và hiển thị lỗi 0×00000054 trên một màn hình xanh?
Đáp:
Bạn có thể nhận được thông báo lỗi này khi bạn gán một ký tự ổ đĩa cho
một phân vùng (partition) đĩa chưa được định dạng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào cấu hình, máy có thể tự động khởi động lại trước khi bạn có thể phát
hiện được vấn đề. Cho dù máy của bạn có khởi động lại hay không, bạn có
thể thấy trong bản ghi nhật ký sự cố (event log), phần thông tin về lỗi
như sau:
Event Type: Information
Event Source: Save Dump
Event Category: None
Event ID: 1001
Description: The computer has rebooted from a bugcheck.
The bugcheck was: 0×00000054 (0x003612ca, 0xf2688d00, 0×00000000,
0×00000000).
Để giải quyết lỗi này, Bạn thực hiện một trong các động tác sau:
*
Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management Microsoft
Management Console (MMC) của Windows 2000 để xóa phân vùng chưa được
định dạng.
* Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management MMC của Win2K để định dạng phân vùng.
* Sử dụng thành phần Disk Management của Computer Management MMC của Win2K để gỡ bỏ ký tự ổ đĩa.
Để
chạy thành phần Disk management của MMC trong Win2K Professional, Bạn
dùng chuột bấm chọn các mục theo trình tự như sau (tất nhiên với điều
kiện là Bạn phải đăng ký vào máy bằng tài khoản người dùng có quyền hạn
của một local Administrator)
Start \Settings \Control Panel \Administrative Tools \Computer Management \Disk management.
Hỏi: Tại sao tôi nhận
Về Đầu Trang Go down
http://d5dtvt.tk
Admin
siêu cup
siêu cup
Admin

Tổng số bài gửi : 646
điểm : 25858
danh vọng : 6
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : phú thọ

xử lý sự cố phần cứng máy tính Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: xử lý sự cố phần cứng máy tính   xử lý sự cố phần cứng máy tính Icon_minitimeThu Jan 20, 2011 10:33 pm

“Disk Manager”
DISK MANAGER (DM) là một chương trình chạy ngoài MS-DOS để xử lý ổ
cứng, như định dạng, phân vùng,… DM chia ổ đĩa cực kỳ nhanh. Đặc biệt
là nó định dạng HDD với dung lượng chính xác nhất và được coi là tối ưu
trong chuyện “xử” các gã HDD có dung lượng khổng lồ. Bạn phải dùng DM để
tạo đĩa mềm khởi động và cài đặt DM lên đĩa mềm này. Bạn chỉ được sử
dụng DM của đúng nhãn hiệu ổ cứng.
Định dạng và phân vùng HDD:
Giai
đoạn ban đầu của mỗi DM tuy có thể khác nhau, nhưng phần cơ bản cũng
tương tự nhau. Hiện nay, hầu hết các đĩa mềm DM đều tự boot và tự chạy.
Sau
những thủ tục ban đầu, bạn chọn chức năng Install HDD. Ở DM của IBM,
bạn phải chọn ngay tác vụ cần thực hiện. Nếu muốn định dạng HDD, bạn
nhấn phím số 2 để chọn tác vụ DM.
_ Menu Disk Manager Main Menu có bốn mục:
- (E)asy Disk Installation: Định dạng đơn giản.
- (A)dvanced Options: Các tùy chọn nâng cao.
- (V)iew/Print Online Manual:
Xem và in hướng dẫn sử dụng on-line.
- Exit Disk Manager: Thoát khỏi DM.
Bạn chọn mục 2 (A)dvanced Options để định dạng ổ HDD.
_ Menu [You must be registered and logged in to see this link.] Options gồm bốn mục:
- (A)dvanced Disk Installation: Cài đặt đĩa nâng cao.
- (M)aintenance Options: Các tùy chọn bảo dưỡng.
- (U)pgrade Disk Manager: Nâng cấp DM.
Bạn chọn mục 1 (A)dvanced Disk Installation để cài đặt HDD nâng cao.
_
DM nhận diện HDD đang có trong hệ thống của bạn. Chọn Yes để xác nhận.
Khi trong máy có tới hai HDD, bạn phải cẩn thận chọn đúng HDD mình muốn
“xử”.
_ Trên màn hình chọn loại hệ điều hành, bạn chọn loại dự định sử dụng.
Có các tùy chọn:
- Windows 95, 95A, 95 OSR1 (FAT 16)
- Windows 95 OSR2, 98, 98SE, Me, 2000 (FAT 16 or 32)
- Windows NT 3.51 (or earlier)
- Windows NT 4.0 (or later) or OS/2
- DOS/Windows 3.1x (FAT 16)
- Other Operating System
Bạn nên chọn mục 2 Windows 95 OSR2, 98, 98SE, Me, 2000 (FAT 16 or 32) cho nó rộng đường “binh” sau này.
_ DM hỏi bạn có đồng ý cho nó format HDD bằng hệ thống file FAT 32 hay không? Nên chọn Yes.
_ Trên menu Select a Partition Option, bạn chọn một tùy chọn phân vùng (hay gọi là chia partition) mà mình muốn.
_ Nếu muốn để nguyên HDD làm một partition, bạn chọn OPTION (A).
Nếu để DM chia thành bốn partition bằng nhau, bạn chọn OPTION (B).
Còn trong trường hợp muốn phân các vùng có dung lượng khác nhau theo ý mình, bạn chọn OPTION (C).
Xin
lưu ý: Khi chia HDD ra càng nhiều vùng, bạn sẽ càng mất nhiều tài
nguyên cho chuyện quản lý từng vùng và tốc độ HDD sẽ bị chậm lại. Với
các HDD có dung lượng lớn, dứt khoát bạn phải chia vùng để những phần
mềm hệ thống cũ chẳng bị “sốc”, có thể nhận diện được; đồng thời khi cần
xóa phân mảnh (defragment), công cụ này chạy nhẹ hơn và nhanh hơn.
Bạn lần lượt gõ dung lượng từng vùng vào hộp Size of Partition.
Với
BestCrypt bạn có thể tạo nhiều ổ đĩa “ảo” trên một ổ đĩa “thực” và chỉ
có bạn hay những người được bạn cho phép mới sử dụng được những ổ đĩa ảo
này. Thực chất, mỗi ổ đĩa ảo là một file có tên đuôi .jbc (gọi là file
container) và nội dung cũa file chính là nội dung đã được mã hoá của ổ
đĩa ảo. Bestcrypt hoạt động như một bộ phận của hệ điều hành (tự động mã
hoá và giải mã khi đọc/ghi đĩa), bạn chỉ cần nhập đúng mật khẩu để mở
file container là bạn có thể làm việc với file này như với một ổ đĩa
“thực thụ”, thậm chí bạn còn có thể chia sẽ (share) ổ đĩa ảo trên mạng
cho mọi người “xài”.
Đặc điểm của BestCrypt
- Tương thích hoàn toàn với Windows 95/98/ME/NT/2000/XP
-
Có thể di chuyển file container qua một vật trữ tin khác như: ổ rời, ổ
quang, ổ mạng (kể cả khi máy tínhtrên mạng không cùng hệ điều hành) mà
vẫn truy xuất được bình thường.
- Tự động đóng ổ đĩa ảo nếu không sử dụng sau một thời gian quy định.
-
Cho phép người dùng chọn lựa thuật toán mã hoá trong số các thuật toán
chuẩn: Blowfish, Twofish, GOST, Rijndael. Ngoài ra BestCrypt còn cho
phép “nhúng” thêm các thành phần mã hoá của hãng thứ ba.
- Tự động lưu các thông tin về việc chia sẽ ổ đĩa ảo trong mạng để người dùng khỏi “mắc công” tái lập mỗi khi khởi động lại máy.
1/ Tạo ổ đĩa ảo:
Cho phép tạo ổ đĩa ảo có dung lượng tối thiểu 20Kb và tối đa là 512Gb (NTFS), 4Gb (FAT32), 2Gb ( FAT).
-
Chạy BestCrypt, mở menu Container/New container. Trong hộp thoại New
container, đặt tên cho file container (FileName), chỉ định ổ đĩa chứa
file container (Location), chỉ định dung lượng cho ổ đĩa ảo (Size), chọn
thuật toán mã hoá (Algorithm), chỉ định ký tự cho ổ đĩa ảo (Mount
drive). Bấm nút Creat.
- Trong hộp thoại Enter Password, nhập mật khẩu truy cập ổ đĩa ảo 2 lần (ít nhất là 8 ký tự).
- Bấm phím bất kỳ liên tục cho đến khi nút OK trong hộp thoại Seed value generation có hiệu lực, bấm OK.
- Format ổ đĩa ảo theo FAT, FAT32 hay NTFS.
2/ “Cài/Gỡ” ổ đĩa ảo
- Để sử dụng, bạn cần phải “cài” (mount) ổ
đĩa ảo vào hệ thống bằng cách chọn file container rồi chọn menu
Container/Mount (hay bấm phím phải chuột lên file để mở menu rút gọn).
Trong hộp thoại Enter Password, chỉ định ký tự ổ đĩa, nhập mật khẩu,
chọn Auto Mount để tự động cài ổ đĩa ảo mỗi khi khởi động Windows, chọn
Read only (chỉ đọc) nếu không cho phép ghi. Chú ý: Các ổ đĩa ảo mới tạo
sẽ tự động được cài vào hệ thống ngay lập tức.
- Để gỡ ổ đĩa ảo, chọn ổ đĩa đang cài rồi chọn menu Container/Dismount.
3/ Thay đổi xác lập
Đối
với những ổ đĩa ảo chưa “cài”, bạn bấm phím phải chuột vào file
container rồi chọn Properties. Trong hộp thoại Change container
properties, bạn có thể thay đổi tên và di chuyển file container, thay
đổi các mã hoá và mật khẩu, thêm hay bỏ bớt mật khẩu (khi có nhiều người
cùng sử dụng file container).
Bạn có thể tải phần mềm và đăng ký key bản quyền tại [You must be registered and logged in to see this link.] hay tìm key trên đĩa CDROM ở các cửa hàng dịch vụ Tin học.


Giải quyết sự cố đĩa cứng
Như thường lệ, khi bật máy tính, thay vì logo Windows quen thuộc,
thì hôm nay bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Bạn nghĩ, thế là đĩa cứng của
mình đi đứt rồi!, và bắt đầu lo lắng, phải làm gì đây?
Cũng giống như viên phi công khi đối mặt với một sự cố nghiêm trọng: dùng cuốn cẩm nang cứu hộ và cố gắng chỉnh từng thứ một.
1.
Ðừng quá lo lắng: Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình
khởi động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng hiện nay
thường thọ hơn các bộ phận khác của PC, cũng như việc chạy các tiện ích
hệ thống không cần thiết hoặc thay và cài đặt lại phần cứng thường.
2.
Khởi động lại: Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này
sẽ điều chỉnh lại máy tính – và thông thường thì vậy là đủ để giải quyết
trục trặc này.
3. Kiểm tra bên ngoài: Nếu màn hình vẫn trống rỗng,
kiểm tra lại tất cả các dây tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo
đảm là chúng không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo
đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng. Ðồng thời phải kiểm
tra lại các núm vặn tương phản và xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống
mức thấp nhất không.
4. Lắng nghe tiếng động: Khi PC khởi động bạn
phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe
thấy tiếng quay của đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp
điện bị hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy và kiểm
tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn chắc. Nên nhớ là phải
luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay có các biện pháp khử tĩnh điện thân
thể trước khi chạm vào bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC.
Nếu nghe
thấy một loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ số
tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi bằng âm thanh này
được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho bạn biết những thông tin về một trục
trặc đã được phát hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo
lỗi đó có nghĩa cụ thể là gì.
5. Tìm các đầu mối: Khi khởi động PC
chạy chương trình Power-On Self Test (Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận
sự hiện diện của các bộ phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video
và ổ đĩa.
Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình.
Bạn
cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi hệ thống khởi
động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào
cũng cần thông báo lỗi. Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập
cấu hình cho một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.
Nếu
hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn
hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và
config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC
của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy
Starting Windows 9x. Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi
lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào.
-
Nếu nhìn thấy thông báo lỗi Boot disk failure hoặc Operating system not
found thay vì thông báo Starting windows 9x, thì có nghĩa là PC không
nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.
6.
Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác
nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm
theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra
một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn
Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn
Create Disk.
Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa
mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có
nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách
gõ C: và nhấn . Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các
thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.
Nếu thành công, bạn
có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó
(đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập
tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk
hoặc Norton Disk Doctor.
7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông
báo lỗi Dirve C: not found (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn
không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này
xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình
setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ
phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo
máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số
cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ
công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết
các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ
cứng của chương trình cài đặt CMOS.
Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.
*************************
MÀN HÌNH BỊ HƯ ?
Theo một số nhà “ngâm kíu” thì máy tính thuộc giống cái vì nó nói
không là có, nói có là …chưa chắc. Màn hình tối thui chưa chắc tại màn
hình hư. Theo tôi bịnh của nó có thể do một số nguyên nhân sau:
* Bạn (hay ai đó) đặt độ phân giải màn hình (hoặc tần số refresh)
quá cao ngoài tầm của cái monitor. Thí dụ monitor của bạn có độ phân
giải lớn nhất là 1024×768. Trong Windows bạn lại đặt là 1280×1024. Triệu
chứng: khi màn hình chuyển từ text mode (có độ phân giải thấp) sang
graphic mode (có độ phân giải cao) thì màn hình bị chớp, sọc, trôi, hình
ảnh chồng lên nhau… Để lâu có thể làm “đứt bóng”. Nguyên nhân này ít có
khả năng xảy ra vì nếu bạn đặt sai thông số thì màn hình sẽ tịt ngay
sau khi bạn set. 15 giây sau Windows sẽ tự động trở về như cũ trừ phi
bạn vô tình click trúng nút OK. Cách xử lý: mượn một cái monitor có độ
phân giải cao gắn vào, chỉnh độ phân giải xuống mức thấp nhất. Thay trả
lại monitor cũ và tăng dần độ phân giải lên đến khi vừa ý.
* Monitor của bạn bị “tai biến mạch máu não, liệt nửa người”. Hôm
qua còn chạy được độ phân giải cao. Hôm nay chỉ chạy được độ phân giải
thấp. Bạn có thể dùng tạm bằng cách đặt độ phân giải thấp xuống trong
khi chờ đem ra tiệm sửa. Cách làm giống như trên.
* Bạn không nói rõ “đèn hình tắt” là sao? Là cái màn hình đen
thui hay cái đèn nhỏ xíu ở cạnh cái công tắc không sáng? Nếu cái đèn nhỏ
không sáng -> không có tín hiệu từ Card màn hình qua monitor,
monitor chuyển sang chế độ standby để tiết kiệm điện. -> kiểm tra lại
Card màn hình.
* Màn hình tối thui do máy bị treo: Lại phải xét ba trường hợp:
(1) Mỗi lần khởi động máy đều bị treo sau một khoảng thời gian cố định:
(1a)Windows bị lỗi -> recover hoặc reinstall. (1b) RAM bị “thủng”,
khi truy cập đến ô nhớ hỏng đó thì bị treo: Vào CMOS chọn
Quickboot=Disable để kiểm tra RAM. Nếu máy bạn có nhiều thanh RAM thì
gắn từng thanh một để tìm xem thanh nào hư. (2) Lần đầu chạy được 60
giây thì treo, lần sau 30 giây, lần kế 10 giây… -> Máy bị treo do
nóng. Kiểm tra lại xem có cái quạt nào không quay không? Gắn thêm quạt
thử xem sao. (3) Có khi chạy 1 phút, có khi chạy 2 phút mới treo: có một
chỗ nào đó bị lỏng, tiếp xúc không tốt: vệ sinh máy, tháo rời từng bộ
phận và lắp lại.
* Đôi khi nguồn điện không đủ cũng gây ra những hiện tượng “kỳ kỳ
quái quái”. Nếu bạn đang xài qua UPS hoặc ổn áp thì hãy thử bỏ chúng ra
xem sao. Có thể UPS/ổn áp của bạn cho ra điện áp chỉ có 200V hoặc thấp
hơn. Hoặc thay luôn cái bộ nguồn mới có công suất lớn hơn. Tôi đã từng
gặp trường hợp cái máy tính mới ráp chạy hoàn toàn bình thường chỉ trừ
một việc là không in được. Mới đầu tôi nghĩ là do cổng USB bị hỏng nên
đem ra bảo hành đổi cái mainboard mới. Sau khi test tại chỗ cẩn thận đem
về nhà thì vẫn bị y như cũ. Đến khi thay bộ nguồn khác thì mới hết
bịnh.
Nói tóm lại mọi hư hỏng của máy tính đều không có nguyên nhân rõ
ràng. Không thể chẩn đoán từ xa mà cho ra kết quả chính xác được. Phải
nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai, ngửi tận mũi, thay cái này, thử
cái kia… mới biết hư cái gì. Chúc bạn thành công.
*******************************
Máy tính không nhận được ổ cứng SCSI
Máy tính có ổ cứng SCSI và chưa cài đặt hệ điều hành, tuy
nhiên khi thử cài đặt Windows 2000/XP thì hệ thống báo không nhận được ổ
cứng. Để giải quyết sai sót này bạn làm như sau:.

Ổ ứng
SCSI cần cài driver trước khi sử dụng được nó. Để cài driver cho các
thiết bị đặc biệt, bước đầu tiên trong quá trình cài đặt hệ điều hành
Windows 2000/XP là trình cài đặt sẽ quét qua máy để kiểm tra thiết bị và
cài đặt các driver cơ bản. Lúc đó tại màn hình cài đặt sẽ có dòng:
“Press F6 if you need to install a 3rd party SCSI driver”. Bạn nhấn F6
và chờ một lúc cho đến khi nhận được hộp thoại: “Press S to specify” thì
nhấn nút S theo yêu cầu.
Tiếp đó bỏ đĩa mềm chứa driver vào ổ đĩa
rồi nhấn Enter, tiếp tới lựa chọn driver thích hợp từ danh sách. Nếu bạn
chọn đúng driver thì trình cài đặt sẽ đưa ra một thông báo xác nhận rồi
quá trình cài đặt sẽ diễn ra bình thường.
**************
Bảo vệ ổ đĩa cứng
Tác giả: Tạ Xuân Quan
Nguồn: Thanh Niên Online
Có nhiều loại thiết bị lưu trữ khác nhau như đĩa mềm, CD, DVD,
thẻ nhớ hay USB flash driver… Tuy nhiên, đối với máy tính quan trọng
hàng đầu vẫn là ổ đĩa cứng HDD. Càng ngày ổ đĩa cứng có dung lượng càng
lớn và giá cả thì có xu hướng rẻ đi.
Cách đây chừng 5 năm phổ biến là các loại ổ đĩa có dung lượng từ
1,2 GB đến tối đa là 10 GB. Bây giờ ổ đĩa cứng có dung lượng 40 GB, 80
GB, thậm chí hàng trăm GB.
Tuy nhiên, cái vô giá chính là dữ liệu
chứa trong đĩa cứng. Một ngày không đẹp trời nào đó ổ đĩa bất thình lình
“đột tử” trong khi chưa kịp sao lưu dữ liệu thì thật là tai họa. Chính
vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của thiết bị lưu trữ hết sức quan
trọng này để kịp thời ứng phó.
Một chuẩn mực rất quan trọng bắt buộc
các nhà sản xuất phải tích hợp trong đĩa cứng để đem lại niềm tin cho
người tiêu dùng là S.M.A.R.T (Self-Monitoring Analysis and Reporting
Technology – Kỹ thuật tự kiểm tra, phân tích và báo cáo các trục trặc).
Khi phát hiện ra các dấu hiệu hư hỏng gần ngưỡng quy định có thể làm ổ
đĩa cứng ngừng hoạt động, tính năng này sẽ đưa ra các cảnh báo cho người
dùng. S.M.A.R.T được phát triển dựa trên kỹ thuật Predictive Failure
Analysis – PFA (phân tích sự cố dự báo trước) của hãng IBM ứng dụng cho
các Mainframe Computer (máy tính cỡ lớn dùng trong quân sự và công
nghiệp). Còn công ty đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật này cho máy tính để
bàn là Compaq với tên gọi Drive Failure Prediction (dự báo trước các sự
cố cho ổ đĩa). Bạn nên biết hãng IBM đã thử nghiệm trên 3 triệu ổ đĩa
cứng khác nhau để có thể đưa ra các chuẩn cho S.M.A.R.T.
Nếu đã kích
hoạt tính năng S.M.A.R.T trong mainboard từ BIOS setup, nếu ổ đĩa cứng
chuẩn bị hỏng, chúng ta có thể nhận được thông báo có nội dung “HDD Bad,
Backup and Replace”.
Kỹ thuật S.M.A.R.T
Gồm khoảng 35 đặc
tính khác nhau, giúp dò tìm khoảng 70% lỗi trong ổ đĩa cứng. Báo cáo
cho người dùng biết thông qua màn hình BIOS hoặc thông qua một phần mềm
chẩn đoán. Mỗi hãng sản xuất đĩa tích hợp vào sản phẩm của mình những
đặc tính có thể khác nhau. Nhưng mục tiêu cuối cùng là phải dự báo trước
được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, dự đoán gần chính xác thời
gian xảy ra để người dùng kịp thời sao lưu dữ liệu dự phòng. Một số đặc
tính các hãng sản xuất đĩa cứng thường tích hợp trong kỹ thuật S.M.A.R.T
là: ghi nhận nhiệt độ của đĩa cứng, khả năng quay của đĩa cứng, tỷ lệ
lỗi thô đã xảy ra, đếm số lần khởi động và tắt máy…
Các phần mềm chẩn đoán
- HDD Health V 2.1: Của tác giả Aleksey S Cherkasskiy, dung lượng 879KB, tham khảo thêm và tải về từ địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.].
Phần mềm này phân tích được 15 đặc tính kỹ thuật. Quan trọng nhất là
khi bạn bấm vào thẻ Health, nếu khung Known Problems ghi: “There are no
problems with this hard drive” là tương đối yên tâm. Nếu thêm khung
Overall health status cũng như khung Nearest T.E.C đều ký hiệu N/A thì
chắc chắn ổ đĩa cứng của bạn còn rất tốt, không phải lo lắng gì.
-
D-Temp: Dung lượng khá bé 144KB, miễn phí, không cần cài đặt chỉ kích
chuột là nó chạy với một biểu tượng trên khay hệ thống có ghi nhiệt độ
hiện thời của đĩa cứng. Tải về từ địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] .
-
HDD Thermometer: Giám sát nhiệt độ ổ đĩa cứng, dung lượng 213 KB là một
Free Software nhưng không hoàn toàn miễn phí, nó bắt chúng ta phải đăng
ký để sử dụng nhưng không phải trả tiền. Nếu chưa đăng ký, mỗi lần chạy
chương trình là một lần gặp Nag screen nhắc nhở phải đăng ký (Nag: mè
nheo, càu nhàu). Độ tin cậy khi giám sát nhiệt độ khá cao. Chương trình
này cũng hiển thị nhiệt độ ổ đĩa cứng trên khay hệ thống. Tác giả Georgy
Koychev, tải về từ địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] .
************************************************
Bảo vệ và khôi phục dữ liệu trên bộ nhớ Flash


Bạn gặp rắc rối vì mất dữ liệu trên thẻ nhớ USB hoặc trên card Flash
và không biết phải làm gì? Khôi phục dữ liệu từ thiết bị nhớ là có thể
và không quá phức tạp. Vậy còn chần chừ gì mà không kiếm một phần mềm có
thể giúp bạn giải quyết những rắc rối trên.
Thẻ nhớ đã trở nên nhanh hơn nhiều so với những thiết bị nhớ
ngoại vi của máy tính trong thời gian gần đây. Những thẻ nhớ 32 hay 64MB
của 4 năm trước là món hàng thú vị và khá hiếm thấy một phần vì giá của
chúng không hề rẻ. Tuy nhiên cho đến nay việc mỗi người sử dụng máy
tính có thể sở hữu nó không còn là chuyện quá xa xỉ. Chúng đã trở nên
bình thường và rất đáng tin cậy giống như đĩa mềm và đĩa CD. Thiết bị sử
dụng bộ nhớ Flash có một vài ưu điểm chính tốt hơn những chuẩn lưu trữ
lưu động khác đó là tính thông dụng lớn. Chúng còn có khả năng chứa đựng
và tốc độ truy xuất lớn hơn rất nhiều so với những đĩa mềm lỗi thời, và
còn bền hơn đĩa mềm và đĩa CD. Hiện nay trình điều khiển USB được tích
hợp trực tiếp vào hệ điều hành Windows và một số khác như Linux, MacOSX,
nên đại đa số các thiết bị Flash đều có thể sử dụng như một đĩa cứng
nhỏ lưu động, mà không vướng phải những nhược điểm của ổ cứng lưu động
truyền thống như có kích thước lớn hay mỏng mảnh dễ bị trục trặc do hệ
thống cơ học. Tuy nhiên, không có thiết bị nào là hoàn hảo, dù có tất cả
những ưu điểm kể trên tuy nhiên ổ USB và những thiết bị ghi nhớ khác
như compact flash và card SD cũng có một vài trục trặc và những khó khăn
không ngờ tới mà bạn – người dùng cần phải biết cách đề phòng và khắc
phục khi vấn đề phát sinh.
1. Bộ nhớ Flash – Có gì đặc biệt ?
Đặc
điểm đặc trưng của bộ nhớ Flash chính là tính chất “tĩnh” của nó. Các
loại bộ nhớ động truyền thống cần một nguồn cấp điện ổn định về điện thế
để lưu trữ được dữ liệu, nhưng các loại bộ nhớ flash không cần điều
này. Cũng giống như loại chip nhớ EEPROM thường được sử dụng để lưu
thông số BIOS trên bo mạch chủ, bộ nhớ flash cần điện để có thể ghi và
đọc dữ liệu nhưng vẫn tiếp tục lưu trữ dữ liệu sau khi nguồn điện bị
ngắt. Điều này làm nó trở nên vô giá đối với việc sử dụng những thiết bị
lưu động với những ràng buộc nhất định về nguồn điện. Nét đặc trưng này
có được nhờ sử dụng các transistor như là một thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Những transistor ở bên trong bộ nhớ flash có thể được dùng để thay đổi
trạng thái (từ giá trị “1” đến giá trị “0” và ngược lại) với nguồn điện
chính, nhưng sẽ vẫn tiếp tục trạng thái đó trong khi nguồn điện bị ngắt.
Hầu hết những thiết bị bộ nhớ flash hiện nay sử dụng công nghệ NAND –
được đặt tên dựa trên trật tự sắp xếp logic của các chip nhớ. Chip Flash
NAND nhỏ gọn, bền và có khả năng thực hiện tác vụ đọc/ghi rất nhanh.
Một thiết bị nhớ sử dụng công nghệ NAND thường sẽ chứa nhiều chip nhớ,
tương tự với hình thức của các module nhớ như RAM hay trên card đồ họa,
và mạch điều khiển kết nối giữa bộ nhớ và giao diện điều khiển của nó
với những thiết bị khác. Hầu hếu các loại bộ nhớ Flash đều dùng hệ thống
tập tin FAT-32 hay FAT-16 tuỳ thuộc vào dung lượng. Card dựa vào thiết
bị flash thường sử dụng FAT-16, trong khi thẻ nhớ USB nói chung sử dụng
FAT-32. Phần lớn những máy quay kĩ thuật số và các thiết bị khác không
thể đọc được thẻ nhớ flash định dạng FAT-32. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên
khi biết rằng FAT-16 thực chất giống với hệ thống tập tin được sử dụng
trên đĩa mềm từ ngày xưa. Do vậy chẳng có gì lạ khi các máy tính thông
thường dễ dàng đọc và ghi lên thiết bị flash. Mỗi khi ổ USB làm việc, về
cơ bản giống như một đĩa mềm với dung lượng lớn. Giống như tất cả các
thiết bị sử dụng định dạng FAT (FAT 32 là hệ thống tập tin thường được
sử dụng trên các ổ đĩa cứng), thiết bị flash nhất thiết phải bao gồm
Master Boot Record (MBR), rãnh ghi khởi động (Boot Sector – BS) và bảng
phân bố tập tin (File Allocation Table – FAT).
Bảng phân bố tập tin
chứa một danh sách những file trên thiết bị bộ nhớ flash, kích thước và
vị trí của chúng trong bộ nhớ. Mỗi lần thực hiện quy trình đọc ghi từ
thiết bị đều phải lấy thông tin và cập nhật cho bảng FAT. Tất cả những
gì gây thiệt hại cho FAT sẽ làm hư hỏng trật tự dữ liệu và đây là lý do
tại sao hai bản copy lúc nào cũng hiện hữu ở những phần khác nhau của
thiết bị nhớ.
2. Mối hiểm họa của thiết bị Flash:
Hãy nhìn một cách tổng
quan một vài điều khác nhau có thể đi tới sai lầm trầm trọng khi sử dụng
thiết bị nhớ flash và với những dữ liệu được lưu trên đó.
a. Người dùng:
Chẳng
có gì ngạc nhiên khi yếu tố thường gặp nhất gây ra việc mất dữ liệu
trên thiết bị nhớ Flash chính là con người. Bất kể em bé 3 tuổi của bạn
đang nghịch ngợm với bàn phím máy tính hay bạn đang mơ màng lúc 3h sáng
đều có thể dọn sạch nội dung của một thẻ nhớ Flash trong chớp mắt. Tuy
nhiên vấn đề này dễ khắc phục nếu phát hiện kịp thời vì nếu phần đĩa
chứa các file mới xóa chưa bị ghi đè lên thì cơ hội phục hồi bằng một
vài phần mềm chuyên dụng rất lớn.
b. Safely Remove Hardware:

do thứ hai xuất phát từ hệ điều hành tương thích USB trước đây như
Windows 2000. Hệ điều hành bắt ổ lưu động phải dừng hoàn toàn thông qua
tác vụ “Safely Remove Hardware” để sau đó không có bất kỳ dữ liệu nào
được ghi lên đó nữa thì người dùng mới được phép rút ra. Điều này nảy
sinh do thực tế khi dữ liệu được truyền tải lên một thiết bị lưu trữ di
động, Windows thường hiển thị một thanh trạng thái mức dữ liệu đã copy,
tuy nhiên không phải khi thanh này biến mất thì dữ liệu của bạn đã copy
xong. Rắc rối sẽ nảy sinh khi người sử dụng giật thiết bị lưu trữ ra
khỏi máy tính mà không sử dụng tuỳ chọn “Safely Remove Hardware”. Những
file chưa kịp đưa lên sẽ không xuất hiện trong đó hoặc bị lỗi do chưa
copy hoàn thiện.
c. Đánh rơi thiết bị:
Thứ đến sau vấn đề vô
tình, có nhiều trường hợp mất dữ liệu còn nảy sinh do chính việc người
dùng làm mất thiết bị di động. Ngay cả những công cụ tối tân và đắt tiền
nhất cũng không thể giúp gì nếu bạn đánh rơi bút lưu trữ USB của mình
trên đường đi làm. Trong trường hợp này, việc cứu dữ liệu là không thể,
bạn chỉ có thể đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng hoặc nhạy cảm trong đó
không bị lộ ra ngoài đề phòng trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng. Có nhiều
thiết bị lưu trữ được cài đặt sẵn chương trình mã hóa dữ liệu cho phép
người dùng tự thiết lập hệ thống bảo vệ cho riêng mình. Những tên tuổi
lớn như Corsair, Kingston, Crucial, Sandisk đều tặng kèm miễn phí tiện
ích bảo mật khi khách hàng mua sản phẩm của họ trong khi nhưng nhà sản
xuất nhỏ hơn thường bỏ qua chi tiết này.
d. Dữ liệu bị hư hại:
Hầu
hết những thiết bị lữu trữ thông tin đều sử dụng một vài chuẩn giao
diện hot-plug để kết nối với những thiêt bị điện khác nhau mà chúng hỗ
trợ. Hot-plug cho phép cắm vào hoặc rút ra trong khi đang hoạt động mà
không sợ bị hỏng hóc hay lỗi phần cứng. USB là thí dụ điển hình nhất của
công nghệ này, và cũng quen thuộc với tất cả mọi người. Vấn đề nằm ở
chỗ người dùng thường quen với việc lắp hay tháo bỏ thiết bị nhớ mà
không để ý rằng thao tác chuyển dời dữ liệu đã kết thúc hay chưa. Trên
thực tế, chẳng có cách nào để làm dữ liệu trong thiết bị lưu trữ lộn
tùng phèo lên tốt hơn việc rút nó ra khe cắm khi tác vụ đang được thực
hiện.
Không giống như hầu hết các chuẩn đĩa cứng, bộ nhớ Flash được
sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị khác nhau. Máy quay kĩ thuật số,
máy nghe nhạc, đầu DA , đầu DVD và hàng loạt những thiểt bị điện tử khác
đều có thể sử dụng những công cụ lưu trữ này. Tuy nhiên tính linh động
cũng đi kèm với một vài rắc rối:
- Mặc dù toàn bộ các loại bộ nhớ
Flash và thiết bị tương thích đều có nhiều đặc tính chung ví dụ như sử
dụng bảng FAT để ghi thông tin nhưng cách thực hiện và quy trình thao
tác đôi khi lại có điểm khác biệt. Nếu bạn thường xuyên di chuyển thiết
bị nhớ của mình trên nhiều loại máy đọc khác nhau, trục trặc có nhiều
khả năng sẽ phát sinh.
- Hệ thống tập tin trên Window XP của bạn rất
mạnh, được trang bị tốt để xử lý những rắc rối trong việc đọc, ghi và
xoá dữ liệu trên những thẻ nhớ nhỏ. Còn đối với chiếc máy ảnh số 3 năm
tuổi thì sao ? Câu trả lời là chưa chắc. Mặc dù nó cho phép thực hiện
những thao tác đơn giản ví dụ như ghi ảnh lên thiết bị lưu trữ, xem ảnh
hiển thị và cũng có thể xoá chúng khi cần thiết nhưng chúng có thể sẽ
không giải quyết tốt với những định dạng file không hỗ trợ hay dữ liệu
được thêm vào bằng những thiết bị khác.
e. Tuổi thọ và ăn mòn:
Như
đã đề cập ở trên, bộ nhớ flash cũng có mặt hạn chế trong việc xoá và
ghi quay vòng. Một khối bộ nhớ NAND chỉ có thể ghi và xoá một số lần hữu
hạn trước khi hoàn toàn mất khả năng cất giữ thêm dữ liệu. Đối với
những thiết bị hiện đại, con số này có thể lên tới hàng triệu lần thao
tác và tuổi thọ dài hơn được đảm bảo bằng thuật toán tích hợp sẽ buộc ổ
đĩa ghi dữ liệu đều lên các chip với số lần trung bình ngang nhau để
tránh một khoảng nhớ nào phải chịu tải quá nhiều. Đây là phương thức khá
gần gũi với công nghệ tránh Bad Sector trên đĩa cứng. Ngoài ra, mặc dù
các loại ổ đĩa USB và thẻ nhớ thông dụng có thể sử dụng liên tục vài
năm, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên truy xuất chúng ví dụ như chạy ứng
dụng hoặc thậm chí là hệ điều hành thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn lại đáng
kể hoặc thậm chí là hư hỏng.
3.Phục hồi dữ liệu đã bị xoá từ Thẻ nhớ Flash:
Một trong những
lợi ích từ việc sử dụng FAT cho thiết bị nhớ Flash là làm cho chúng có
khả năng tương thích với nhiều chương trình khôi phục dữ liệu được thiết
kế để truy tìm những file tình cờ bị xoá nhầm. Phần nhiều những chương
trình này hỗ trợ FAT 32 và 16 bởi FAT 32 vẫn được chấp nhận như một
chuẩn định dạng phân vùng Windows thông thường. Nếu bạn vô ý xoá mất một
file quan trọng trong thiết bị nhớ flash thì cũng không phải quá lo
lắng. Cách tốt nhất để tìm lại dữ liệu bị mất là sử dụng một tiện ích
cho thao tác không xoá khỏi ổ cứng. Đây là một tiện ích đơn giản có thể
tìm thấy và truy lục dễ dàng những file đã bị xoá từ bất kỳ thiết bị nào
hỗ trợ định dạng FAT. Một trong những công cụ tốt nhất là REST2514 ([You must be registered and logged in to see this link.].
Công cụ đơn giản đến kinh ngạc này sẽ rà quét bất kỳ ổ NTFS hay FAT32
nào và tìm lại được danh sách những những file đã bị xoá để từ đó khôi
phục lại được chúng. Chúng ta hãy cùng xem qua cách sử dụng:
- Khởi động Restoration:
- Chọn ổ bạn muốn quét trong “Drives” và ấn vào “’search by deleted files”:
Danh
sách những file bị xoá sẽ hiện ra. Để khôi phục 1 hoặc nhiều file,
highlight chúng và ấn ‘’restore by copying’’ sau đó chọn thư mục đến.
Lưu ý rằng tên file mà bạn đang tìm có thể sẽ bắt đầu bằng biểu tượng $,
vì đây là biểu tượng được hệ điều hành nối thêm vào dữ liệu khi nó bị
xoá.Cũng xin lưu ý rằng không như PC inspector, quá trình khôi phục
không phân loại những file bị xoá bằng folder, nó đơn giản chỉ để tất cả
vào trong một danh sách đơn, điều này sẽ làm việc tìm kiếm của bạn trở
nên khó khăn hơn.
Nếu file bạn cần không có trong danh sách, thử
search lại với tuỳ chọn ‘’include used clusters by other files’’. Việc
này sẽ bao gồm cả những file đã hiện lên trên danh sách trước đó. Chú ý
là điều này có thể giúp ích, có thể không vì điều này đồng nghĩa với
chuyện file của bạn có thể sẽ bị sửa đổi sai lệch đi hoặc không thể đọc
được.
4. Khôi phục dữ liệu từ thiết bị đã bị định dạng lại (Formatted):
Nếu
bạn đã format ổ lưu trữ flash của mình và muốn tìm lại nội dung trước
đó, bạn sẽ phải cần tới những công cụ mạnh hơn nhiều điển hình như Test
Disk miễn phí của CG-Security. Mặc dù việc sử dụng không đơn giản nhưng
hiệu quả mang lại rất lớn. Bản thân TestDisk không làm việc tốt trên
thiết bị bộ nhớ flash, nhưng điểm tốt là những phiên bản chương trình
gần đây đi kèm với một công cụ phần mềm khôi phục có tên gọi
PhotoRec.PhotoRec được thiết kế đặc biệt để phục hồi ảnh và những file
định dạng khác từ thiết bị nhớ flash.
- Sử dụng CGSecurity PhotoREC
+ Bạn cắm ổ vào máy và đảm bảo nó được nhận diện chính xác. Cài thêm phần mềm hỗ trợ đi kèm nếu cần thiết.
+
Download phiên bản mới nhất của TestDisk từ website của CGSecurity rồi
giải nén ra một thư mục trên đĩa cứng. Sau đó bạn mở thư mục con “win”
rồi click đúp vào biểu tượng PhotoREC để chạy chương trình.
- Tuy
chương trình không có giao diện đồ họa cho người dùng như bạn không cần
phải hoang mang vì trên thực tế PhotoREC được xem như là một công cụ dễ
sử dụng hơn người anh TestDisk của nó, một phần vì có những tuỳ chọn hữu
hiệu hơn.
Màn hình chính sẽ hiển thị danh sách những ổ gắn với hệ
thống, bao gồm cả thiết bị nhớ của bạn. Phương pháp dễ dàng nhất để xác
định ổ di động là nhìn vào kích thước của mỗi ổ (dựa theo Megabyte) vì
dung lượng ổ di động Flash thường khá nhỏ bé so với đĩa cứng. Thông
thường chương trình sẽ hiển thị danh sách những ổ cứng lên đầu tiên.
Tuỳ
thuộc vào kiểu dữ liệu bạn muốn khôi phục, bạn có thể sẽ muốn truy cập
vào thực đơn “File Options” trước khi tiếp tục. PhotoREC sử dụng tùy
chọn mặt định để tìm kiếm rất nhiều định dạng file nhưng các file BMP,
MP3, EXE và TXT không thuộc số đó. Nếu bạn muốn phục hồi những file này,
mở menu và cuộn xuống phía dưới tới mỗi mục nhập, nhấn spacebar để kích
hoạt chúng.
Sau đó, bạn phải chọn ổ cần thiết để bắt đầu quá trình
khôi phục bằng cách quay trở lại menu chính và lựa chọn từ danh sách các
ổ. Chuyển tới tuỳ chọn “Search” và ấn ENTER để bắt đầu quy trình tìm
kiếm các file thất lạc.
Chương trình sẽ bắt đầu tìm toàn bộ các dữ
liệu thông tin có trên ổ để xác định sự có mặt của một số dấu hiệu nhận
dạng chuẩn file. Tất cả những tập tin thỏa mãn yêu cầu sẽ được chuyển
vào một thư mục con trong thư mục chính của PhotoREC. Thư mục con này
được đặt là ‘’recup_dir.1′’. Mỗi lần bạn khởi động một quá trình khôi
phục mới, chương trình sẽ tạo một thư mục con mới là “’recup_dir.#” với #
là số thứ tự tăng dần. Khi quá trình kết thúc, Bạn tìm tới thư mục
‘recup_dir.#’ bằng Explorer và kiểm tra bất cứ file khôi phục nào.
PhotoREC sẽ lên danh sách chúng chỉ đơn giản như là F1, F2, F3…..nhưng
định dạng file sẽ hiển thị rõ ràng. Click đúp để mở mỗi file, sau đó
Rename và di chuyển những cái nào bạn muốn giữ lại.
5. Cố gắng phục hồi dữ liệu từ một ổ hỏng (Corrupted Drive)
Trong
phần này, tỉ lệ thành công của bạn sẽ tùy thuộc vào tình huống hỏng hóc
của thiết bị. Nếu hệ thống file bị hỏng do máy ảnh số hoặc một số thiết
bị khác thực thi những thao tác sai hoặc đọc không chính xác thẻ nhớ,
PhotoRec sẽ rất hữu ích để phục hồi lại dữ liệu của bạn bằng cách lặp
lại những bước đã nói trên. Tuy nhiên, nếu khả năng hoạt động của thiết
bị trở nên yếu do những hư hại tự nhiên hay hao mòn do sử dụng bình
thường gây ra, khả năng khôi phục lại dữ liệu còn phải phụ thuộc hoàn
toàn vào phần nào trên bộ nhớ flash bị hỏng. Có một ưu điểm của bộ nhớ
Flash là nó không chứa các thành phần cơ học chuyển động nên sẽ không
gây thêm thiệt hại khi người dùng cố gắng tìm cách cứu chữa thông tin.
PhotoRec
của SGSecurity là thích hợp nhất cho việc khởi đầu mọi cố gắng phục hồi
dữ liệu, nhưng nếu thất bại có một vài chương trình khác bạn có thể
thử. Chương trình Smart Recover của PC Inspector ([You must be registered and logged in to see this link.] ) là một tiện ích miễn phí với giao diện thân thiệp nhưng nó kém linh động so với PhotoRec trong việc khôi phục dữ liệu.
6. Sử dụng mã hoá để bảo vệ dữ liệu:
Như
đã đề cập, lý do thường gặp nhất của việc mất dữ liệu trong thiết bị di
động Flash chính là do người dùng làm thất lạc chính thiết bị. Những
món đồ chơi càng nhỏ bé, tỉ lệ khả năng mất càng cao. Khi vấn đề xảy ra,
sự tiếc nuối dữ liệu và tài sản phần cứng chỉ là một phần nhỏ nếu như
số dữ liệu quan trọng đó rơi vào tay kẻ xấu đang muốn gây ảnh hưởng
không tốt tới công việc của bạn. Như vậy điều cần quan tầm ở đây là một
phương pháp có thể đảm bảo rằng kể cả khi bạn bị mất thiết bị ghi nhớ
thì những dữ liệu lưu trên đó sẽ trở nên vô dụng đối với người khác
ngoài chủ sở hữu thực sự. Mã hoá file là câu trả lời bạn mong đợi. Hiện
nay có nhiều phần mềm miễn phí hoặc mã nguồn mở cho phép mã hóa file sẵn
có, tuy nhiên một trong những chương trình thông dụng được yêu thích
nhất là AxCrypt của Axantum ([You must be registered and logged in to see this link.].
Chương trình này tự thêm chỉ mục của nó vào menu phím phải chuột, cho
phép bạn mã hoá file bằng một cái click đúp. Mật khẩu được sử dụng cho
việc mã hoá cũng như giải mã file được tích hợp thẳng vào gói dữ liệu mã
hóa nên khi cần giải mã, bạn cũng không cần thiết phải cài đặt AxCrypt
mà chỉ cần thực thi file mã hóa là được. Nếu bạn đang phải lo lắng về
những hư hại xảy ra với dữ liệu do vô tình, AxCrypt là một biện pháp cứu
chữa nhanh và dễ dàng. Đơn giản chỉ là copy những file vào thiết bị lưu
trữ của bạn như bình thường, sau đó highlight tất cả, click chuột phải
và mã hoá chúng với password mà bạn lựa chọn mà thôi.
Nhìn chung,
bất kể thế nào thì phương châm “phòng hơn tránh” vẫn là giải pháp tối
ưu. Thay vì mất mát và cuống cuồng tìm cách khắc phục, hãy tìm nhưng
phương án an toàn từ trước như sử dụng các loại túi hay dây đeo chuyên
dụng, đảm bảo tỉnh táo trước khi thao tác. Nghiên cứu kĩ tài liệu của
các thiết bị đọc thẻ trước khi tiến hành một tác vụ… Đối với những thiết
bị chịu nhiều tác động của môi trường ví dụ như USB Flash, bạn nên chọn
những loại có khả năng chịu nước, chịu lửa và chịu va đập. Một số sản
phẩm như Flash Voyager của Corsair thậm chí còn chịu được vài chục nhát
búa mà không hề gặp bất cứ trục trặc nào. Tất cả chúng sẽ làm giảm bớt
cho bạn nhiều trục trặc không đáng có. Chúc bạn may mắn.
********************
Mười sự cố in ấn thường gặp và cách xử lý
Để giúp bạn tránh những sự cố trong khi in ấn, bài viết
này sẽ điểm qua một số trường hợp trục trặc thường gặp nhất và hướng
khắc phục chúng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ sử dụng chiếc máy in,
một trong những công cụ không thể thiếu trong công việc thường ngày ở
văn phòng, một cách hiệu quả hơn.

1/Không có gì xuất hiện khi bạn cố in
Không thể in bất
cứ nội dung gì là sự cố in thông thường nhất nhưng cách khắc phục thường
cũng đơn giản nhất: Bạn phải kiểm tra để xem dây nguồn của máy in đã
được cắm vào ổ điện, máy in đã được bật và nối với máy tính hay chưa
(!).
2/Các lề và các ngắt dòng trên các trang của bạn đều không thích hợp
Các
lề của bạn quá rộng hoặc bạn in trên giấy có kích cỡ không chính xác
(rất hay gặp nếu bạn nhận tài liệu từ một người khác). Trong trường hợp
này hãy chọn File/Page Setup, nhấn tab Paper trong hộp thoại Page Setup
và sau đó xem trong mục Paper Size để biết loại giấy Word sẽ dùng để in
tài liệu. Nếu bạn thấy mục Paper Size là “A4 210x297mm” thì đây là một
tiêu chuẩn kích cỡ giấy ngoại. Nhấp Cancel trong hộp thoại Page Setup và
thực hiện các bước sau đây để giải quyết vấn đề này :
+. Chọn Tools/Options để mở hộp thoại Options.
+. Chọn tab Print.
+. Chọn hộp kiểm Allow A4/Letter Paper Resizing nếu nó chưa được chọn và nhấp OK.
+. In tài liệu của bạn
3. Bạn gặp sự cố trong việc in một tài liệu dài mà bạn đã chia thành các phần

Việc
in các tài liệu đã được tổ chức thành các phần riêng biệt là điều rắc
rối, đặc biệt nếu mỗi phần có sơ đồ đánh số riêng của nó (ví dụ, các
trang trong phần thứ nhất của tài liệu – phần mục lục chẳng hạn – không
được đánh số). Việc biết trang nào mà bạn đang xem và các trang nào để
in có thể là điều khó khăn. Thanh Status cho bạn biết rằng bạn đang ở
trang 8 nhưng tiêu đề trên trang 8 lại cho thấy rằng bạn đang ở trang 5
(trang thứ 5 trong phần hai). Vì thế, nếu một tài liệu được tổ chức
thành các phần có cách đánh số trang khác nhau, hãy in lần lượt từng
phần một.
4. Các Fonts có diện mạo không thích hợp
Trước
tiên, bạn hãy xem tài liệu từ cửa sổ Print Layout để bạn có thể thấy các
font hiển thị như thế nào. Nếu chúng không hiển thị đúng thì có thể tài
liệu của bạn chứa các font mà máy in của bạn không hỗ trợ. Hãy thay thế
các font này bằng các font TrueType. Những font này có các mẫu tự “TT”
kế bên tên của chúng trên menu Font, có đặc điểm là hiển thị giống nhau
khi được xem trên màn hình và khi được in ra giấy.
5. Hình ảnh không được in ra
Máy
tính của bạn có thể thiếu bộ nhớ. Thử tắt máy, khởi động lại máy tính
và in lại. Nếu như vậy vẫn không được gì, hãy kiểm tra những khả năng
dưới đây :
+ Chọn File/Print và nhấp nút Options trong hộp thoại
Print. Trong hộp thoại Print thứ hai, hãy đảm bảo hộp kiểm Drawing
Object đã được chọn.
+ Cũng trong hộp thoại Print thứ hai, hãy đánh
dấu vào hộp kiểm Draft Output để yêu cầu Word in các tài liệu với ít
định dạng hơn. Tùy chọn này dùng để làm việc với các tài liệu trong giai
đoạn sửa bản in.
6. Một trang trống được in tại cuối tài liệu
Trang
trống được in ra bởi vì bạn để lại một vài đoạn trống ở cuối tài liệu.
Nhấn CTRL+ END để đi đến cuối tài liệu, nhấp nút Show/Hide để xem các ký
hiệu định dạng đoạn ở cuối văn bản và xoá các ký hiệu này.
7. Header và Footer xuất hiện không chính xác
Nếu
header và footer của bạn không nằm vừa trên trang, không có đủ chỗ
trống trong lề dành cho header hay footer hoặc chúng nằm trong phần
không in ra của trang. Để tạo nhiều chỗ trống hơn cho các header và
footer, hãy chọn File/Page Setup, chọn tab Margin trong hộp thoại Page
Setup và phóng to lề trên và lề dưới. Đi đến tab Layout và tăng khoảng
cách From Edge để header và foooter không bị đẩy vào phần không in của
trang.
8. Word không cho bạn chọn lệnh File -> Print
Nếu
lệnh File/Print mờ đi trên máy tính của bạn và bạn không thể chọn lệnh
này là do máy tính của bạn không biết rằng nó được liên kết với một máy
in. Hãy cài đặt lại máy in.
9. Bạn không thể in các đường viền trang
Hầu
hết các máy in không thể in text hay hình ảnh nằm quá gần mép của
trang. Theo mặc định, các đường viền nằm gần mép của trang, đây là lý do
tại sao máy in của bạn không thể xử lý chúng. Hãy thực hiện các bước
sau đây để giải quyết sự cố này :
+. Chọn Format/Borders and Shading. Hộp thoại Borders and Shading xuất hiện
+. Chọn tab Page Boder
+. Nhấp nút Options để mở hộp thoại Borders and Shading Options.
+.
Bên dưới Margin, nhập các kích cỡ (tính theo điểm ảnh) lớn hơn vào các
hộp Top, Bottom, Left và Right để di chuyển các đường viền hơi ra xa
khỏi mép của trang.
+. Nhấp OK hai lần.
10. Máy in của bạn in quá chậm
Tốc
độ in phụ thuộc vào tốc độ xử lý các yêu cầu in tài liệu. “In ở chế độ
nền “ nghĩa là Word có thể in các tệp trong khi bạn thực hiện những tác
vụ khác – định dạng một tài liệu hay nhập văn bản chẳng hạn. Bằng cách
tắt chế độ in nền, bạn yêu cầu Word dành tất cả nguồn tài nguyên của nó
vào tác vụ in và kết quả các tài liệu sẽ được in nhanh hơn. Tuy nhiên,
điểm bất lợi là bạn không thể thực hiện công việc nào cả trên tài liệu
khi nó đang được in ra.
Thực hiện các bước sau nếu bạn muốn tắt cơ chế in trong nền
- Chọn Tools/Options.
- Chọn tab Print trong hộp thoại Options.
- Hủy chọn hộp kiểm Background Printing và nhấp OK.
Một số lời khuyên khi sử dụng máy in để phục vụ cho việc in ấn
-
Bạn nên chọn mua chủng loại giấy in theo đúng yêu cầu của sách hướng
dẫn đi kèm, không nên mua những giấy in kém chất lượng (như quá mỏng
chẳng hạn) vì giấy chất lượng kém dễ bị kẹt trong khi in. Không nên để
giấy in trong môi trường ẩm ướt vì như vậy khi in có thể sẽ có các đốm
mực trên giấy.
- Luôn cập nhật trình điều khiển (driver) cho máy in
từ website của nhà sản xuất để cải thiện hoạt động của máy in như sửa
lỗi các sự cố in ấn trong máy và có thêm nhiều tính năng mới.
- Luôn
dành thời gian vệ sinh máy in hàng tuần, không để bụi bẩn bám vào máy
in hay giấy vụn sót lại trong máy vì nó sẽ dẫn đến hiện tượng kẹt giấy
và nhất là bạn phải giữ cho đầu in (printhead) luôn được sạch.
Hy vọng qua bài viết này công việc in ấn của bạn được suôn sẻ và trôi chảy hơn.
******************
Tối ưu hình ảnh cho màn hình LCD
Phải dành phần lớn thời gian của mình làm việc trên máy tính, bạn
cảm thấy quá mệt mỏi, và không thoải mái khi làm việc với màn hình CRT
cũ kĩ. Sở hữu màn hình LCD cho công việc của mình không phải là yêu cầu
quá cao bởi giá cả và chủng loại màn hình LCD rất đa dạng, phong phú,
phù hợp với mọi yêu cầu của người sử dụng.
Tuy nhiên, để hiệu chỉnh màn hình LCD sao cho thích hợp, tối ưu
nhất thì lại hoàn toàn khác biệt so với màn hình CRT, mặc dù những thiết
lập cấu hình cũng không có nhiều khác biệt lắm so với CRT. Bài viết này
sẽ giúp bạn đọc tối ưu hình ảnh, đạt chất lượng tốt nhất với màn hình
LCD.
Cài đặt driver cho card đồ hoạ mới nhất
Trước hết, để
đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất như mong muốn, một phần rất lớn còn
phụ thuộc vào card đồ hoạ và chipset của máy tính. Hãy đảm bảo chắc chắn
bạn đã cập nhật trình điều khiển (driver) cho card màn hình mới nhất,
đó là cách đơn giản và nhanh nhất để tối ưu chất lượng hình ảnh. Để nâng
cấp, hãy tải driver mới nhất về từ trang chủ của nhà sản xuất và thực
thi file cài đặt (.exe).
Trong một số trường hợp, bạn cần phải thực hiện cài đặt bằng tay. Trong Windows XP, nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties, và chọn Hardware, Device Manager, và nhấn đúp vào mục “Display adapters“. Tiếp theo, lựa chọn Update Driver trong thẻ Driver.
Lưu ý:
Một số trình điều khiển yêu cầu khởi động lại PC. Bạn cũng không nên
tải các bản beta của những trình điều khiển này. Chúng đang được thử
nghiệm và rất có thể gây ra những lỗi không mong muốn.
Đọc văn bản rõ nét hơn với ClearType
Chức năng ClearType trong Windows XP.
Windows XP hỗ trợ công nghệ ClearType cho phép làm phông chữ hiển
thị trơn tru và rõ nét hơn đối với các văn bản trên màn hình LCD. Để sử
dụng công nghệ này, hãy nhấn Appearance -> Display Properties -> chọn Effects, và đánh dấu vào lựa chọn Use the following method to smooth screen fonts, nhấn vào ClearType từ menu đổ xuống. Nhấn OK để hoàn thành.
Cập nhật DirectX mới nhất

DirectX
là một công nghệ của Windows nhằm nâng cao khả năng đồ hoạ và âm thanh.
Hãy cập nhật phiên bản DirectX mới nhất ( DirectX 9.0c). Bạn có thể
download dễ dàng phiên bản DirectX mới nhất tại trang chủ của [You must be registered and logged in to see this link.]. Để biết mình đang sử dụng phiên bản DirectX nào, hãy nhấn Start->Run, và gõ dxdiag và nhấn Enter. Tiếp theo nhấn vào tab System để xem phiên bản bạn đang dùng.
Độ phân giải màn hình
Trong
màn hình CRT, độ phân giải màn hình là những con số dots, pixel, để
biểu thị hình ảnh trên màn hình. Bạn có thể tăng độ phân giải lên cao
hơn, hoặc chỉnh xuống thấp tuỳ theo ý mình mà không làm ảnh hưởng tới
chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng với
LCD. Màn hình LCD sẽ hiển thị đẹp nhất và đem lại chất lượng cao nhất
chỉ với một độ phân giải chuẩn.
Hầu hết các màn hình LCD 15″ đều có
độ phân giải chuẩn 1024×768, trong khi đó, những màn hình 17″ hoặc 19″
cho độ phân giải tối ưu là 1280×1024. Khi điều chỉnh độ phân giải chuẩn
này sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh, kích thước ảnh thay đổi, hoặc dẫn
tới méo ảnh, mất pixel… Tuy nhiên, có một ngoại lệ là khi tăng hay giảm
độ phân giải chỉ bằng một nửa độ phân giải chuẩn thì chất lượng hình ảnh
vẫn khá tốt. Chẳng hạn, độ phân giải nguyên thuỷ là 1600×1200 là khi
giảm xuống 800×600 thì chất lượng hình ảnh đạt chất lượng tốt và không
bị méo.
Chất lượng màu
Màn hình càng hiển thị được nhiều
màu thì độ trung thực của hình ảnh càng cao. Hầu hết PC đều yêu cầu hỗ
trợ thiết lập màu cao nhất, thường là chế độ 32 bit màu. Nhưng nếu đang
sử dụng đồ hoạ tích hợp thì điều này có thể làm giảm hiệu năng máy tính,
hãy giảm lượng màu xuống còn 24 bit hoặc 16 bit để tăng tốc cho hệ
thống.
Tần số làm tươi (Refresh rate) và thời gian đáp ứng (response time)
Màn
hình CRT thường bị nhấp nháy, gây mỏi mắt và khó chịu cho người sử
dụng, nguyên nhân có thể là do đặt tần số làm tươi quá thấp. Lời khuyên
hữu ích cho người sử dụng là nên đặt độ phân giải mà màn hình hỗ trợ tần
số làm tươi tối thiểu ở mức 72 Hz để tránh mỏi mắt.
Tuy nhiên, với
màn hình LCD, màn hình bị nhấp nháy không phải là vấn đề bởi thiết bị
này không làm tươi toàn bộ màn hình mà chỉ thay đổi điểm ảnh. Tần số làm
tươi chỉ ở 40 Hz cho tới 60 Hz đối với màn hình LCD cũng đủ tốt. Một
vấn đề cần khác cần phải chú ý đối với người sử dụng màn hình LCD mà đặc
biệt là các game thủ lại là thời gian đáp ứng của màn hình. Tần số đáp
ứng là khoảng thời gian cần thiết để một điểm ảnh cần phải được chuyển
từ đen sang trắng và lại chuyển sang đen. Những màn hình LCD cũ thường
có thời gian đáp ứng chậm hơn 20 ms nhưng gần đây những màn hình LCD mới
có thời gian đáp ứng nhanh hơn rất nhiều, màn hình cao cấp có thời gian
đáp ứng là 12 ms hoặc thấp hơn.
Tinh chỉnh bằng các nút điều khiển
Khi
sử dụng màn hình LCD hoặc CRT, đừng ngại mò mẫm các nút điều chỉnh của
nó. Những thiết lập thích hợp có thể đem lại hình ảnh sắc nét và tuyệt
vời hơn rất nhiều so với thiết lập sẵn từ nhà sản xuất.
Màn hình LCD
thường dễ dàng điều chỉnh hơn nhiều so với CRT. Rất hiếm khi bạn phải
điều chỉnh màn ảnh sang bên trái, bên phải, đi lên hay xuống dưới… giống
như CRT. Mặc dù vậy, màn hình LCD cũng hỗ trợ nút bấm hoặc thiết lập tự
điều chỉnh vị trí của màn ảnh. Cuối cùng, màn hình LCD thường yêu cầu
ít tinh chỉnh màu sắc hay độ tương phản khi lựa chọn ở độ phân giải
chuẩn.
Độ sáng và độ tương phản
Thiết lập độ sáng
quản lý cường độ sáng của màn hình. Màn hình LCD thường sáng hơn màn
hình CRT, vì vậy tăng độ sáng có thể là không cần thiết và đem lại kết
quả không mong muốn. Điều chỉnh độ tương phản sử dụng biểu đồ màu xám
như các chương trình như DisplayMate để đem lại khả năng thể hiện màu
xám tốt nhất. Màn hình LCD thường gây mất những chi tiết tối ở cuối dải
màu này.
Sắc thái và độ ấm của màu
Có hai loại
nguồn sáng khác nhau là loại nguồn sáng trắng-xanh lạnh và nguồn sáng
trắng-đỏ nóng. Hầu hết các màn hình đều đưa ra ít nhất 3 lựa chọn và sắc
thái hoặc độ ấm của màu dựa theo nguồn sáng vị trí đặt màn hình. Những
thiết lập này được đặt nhãn là Mode1 , Mode 2, Mode 3 tương ứng với Cao,
Trung bình và Thấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất thường đặt độ ấm của màu
sắc dựa theo độ Kelvin(K). Thông thường thiết lập chuẩn là 9300K hoặc
trung tính với 6500K và sắc thái hơi đỏ với 5000K. Rất nhiều loại LCD
cho phép người sử dụng tinh chỉnh màu sắc bằng cách cân bằng 3 màu cơ
bản đỏ, xanh da trời, và xanh lá cây.
Chuẩn đoán bệnh cho LCD

Màn
hình LCD thường dễ duy trì và bảo dưỡng hơn màn hình CRT. Tuy vậy,
trước khi mua sắm và sử dụng bạn cần chú ý tới những 2 “căn bệnh” khá
phổ biến của LCD:
Màn hình trống
Nếu đèn nguồn vẫn
sáng mà lại không hiển thị hình ảnh, hãy kiểm tra kết nối giữa màn hình
LCD và PC để kiểm tra chắc ch
Về Đầu Trang Go down
http://d5dtvt.tk
 

xử lý sự cố phần cứng máy tính

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Phần mềm đóng băng ổ cứng DeepFreeze Standard 6.53.020.2763
» 50 phần mềm không nên bỏ qua cho máy tính
» Game Cơ sở cuối cùng
» Cách phá đóng băng ổ cứng
» Cung oán ngâm khúc
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
chào mừng đến với diễn đàn Đ5-ĐTVT-EPU :: phổ cập kiến thức công nghệ thông tin :: chia sẻ kinh nghiệm-kiến thức-
Chuyển đến 
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
0912482537 Y!M: o912482537